Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
06:00 15/04/2023

Sản xuất nông nghiệp đạt khá nhưng tiêu thụ gặp khó

Phát triển nông nghiệp trong quý I/2023 vẫn đạt khá nhưng ở khâu tiêu thụ gặp khó khăn vì xuất khẩu mặt hàng nông sản giảm so với cùng kỳ năm trước. Để phát triển nông nghiệp bền vững, gắn sản xuất với tiêu dùng thì nông nghiệp vẫn còn gặp phải thách thức không nhỏ.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, trong khi khu vực công nghiệp và xây dựng giảm so với cùng kỳ thì khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,52%, đóng góp 8,85% vào mức tăng trưởng chung – đóng góp lớn nhất trong ba khu vực kinh tế.

Tổng cục Thống kê đánh giá, trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, nông nghiệp vẫn là ngành phát triển ổn định. Sản lượng thu hoạch một số cây lâu năm, sản lượng một số loại sản phẩm chăn nuôi chủ yếu tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm trước. Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp quý I năm 2023 tăng 2,43% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,22 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Mặc dù, sản xuất nông nghiệp những tháng đầu năm đạt khá nhưng việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trong đó có xuất khẩu các mặt hàng nông sản giảm so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản, lâm sản quý I ước đạt 6,07 tỷ USD, giảm 27,2% so với cùng kỳ năm trước.

 

Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định trong 3 tháng đầu năm 2023.

Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu chỉ có 3 mặt hàng có khối lượng và giá trị tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, gạo đạt 1,8 triệu tấn, tương đương 952 triệu USD, tăng 19,3% về sản lượng và tăng 30,2% về giá trị. Điều đạt 122 nghìn tấn tương đương 708 triệu USD, tăng 16,6% và tăng 14,2%. Rau quả đạt 935 triệu USD, tăng 10,6%.

Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng như cà phê giảm 2,3% so với cùng kỳ năm trước; hạt tiêu giảm 3,8%; chè giảm 5,3%; sắn và sản phẩm của sắn giảm 5,5%. Mặt hàng có mức giảm mạnh nhất là cao su, giảm tới 22,9%.

Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân xuất khẩu nông sản giảm do kinh tế toàn cầu năm 2023 dự báo tăng trưởng chậm lại; tình trạng lạm phát cao tại một số nước trên thế giới đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu nhập khẩu; nhiều nước tái xuất khẩu nông sản sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam chưa ký được đơn hàng xuất khẩu mới trong năm 2023.

Do vậy, phát triển nông nghiệp dưới góc độ của sản xuất vẫn đạt khá nhưng ở khâu tiêu thụ gặp khó khăn vì xuất khẩu mặt hàng nông sản giảm so với cùng kỳ năm trước. Thách thức đặt ra cho phát triển nông nghiệp hiện nay là duy trì được sức sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thông qua tăng giá trị, khối lượng xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu những mặt hàng nông sản Việt Nam có thế mạnh, khẳng định được thương hiệu “nông sản Việt” trên thị trường nông sản thế giới.

Đọc thêm

Xem thêm