Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:00 29/09/2022

Rủi ro từ sự suy giảm của hai đồng tiền quan trọng nhất châu Á

Hai trong số các đồng tiền quan trọng nhất của khu vực là yên Nhật Bản và NDT của Trung Quốc đang lao dốc dưới sự tăng giá không ngừng của đồng USD. Do đó, giới quan sát đang cảnh báo rằng thị trường tài chính châu Á có nguy cơ đối mặt những căng thẳng ở cấp độ khủng hoảng.

Theo các chuyên gia, hầu hết các quốc gia châu Á khác đang tận dụng triệt để dự trữ ngoại hối để hạn chế ảnh hưởng do đồng USD tăng giá. Tuy nhiên, sự mất giá chưa từng có của đồng Nhân dân tệ và đồng yên đang khiến mọi thứ trở nên tệ hơn, đe dọa tiềm năng của khu vực vốn được biết đến như một điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư. 

Yên vốn đã yếu đi so với USD vài tháng qua, tổng cộng giảm 20% từ đầu năm. Tuần trước, lần đầu tiên trong hơn 20 năm, đồng yên đã phá vỡ ngưỡng 145 yên đổi 1 USD, sau khi Fed công bố tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp trong năm nay. 

Ảnh minh hoạ

Điều này buộc Bộ Tài chính Nhật Bản phải can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối bằng cách bán USD để mua vào đồng yên nhằm ngăn chặn đà sụt giảm của đồng nội tệ. Dù được phục hồi phần nào sau quyết định trên nhưng động thái này khó có thể đảo ngược xu hướng suy giảm rõ rệt thời gian qua. 

Tương tự, kể từ đầu tháng 9 tới nay, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã mất khoảng 4% giá trị, tiến về sát mốc 7,2 NDT đổi 1 USD, mức thấp nhất kể từ năm 2008. Nguyên nhân là sức ép từ chính sách tiền tệ tại Mỹ và tăng trưởng tại Trung Quốc chậm lại do tác động từ chính sách “Zero Covid” và cuộc khủng hoảng bất động sản. 

Theo Vishnu Varathan, Trưởng bộ phận Kinh tế và chiến lược tại Mizuho Bank, đồng Nhân dân tệ và đồng yên là những “mỏ neo lớn” trong khu vực. Sự yếu kém của hai đồng tiền trên có nguy cơ gây bất ổn cho các đồng tiền thương mại và đầu tư ở châu Á. 

Chuyên gia cũng nhấn mạnh một số khía cạnh tài chính - kinh tế của khu vực đã bắt đầu đối mặt mức độ căng thẳng tương tự như trong một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nếu các đồng tiền chủ chốt tiếp tục suy yếu hơn nữa, rất có thể sau đó sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính sâu sắc tại châu Á.  

Hiện, Trung Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia có sức ảnh hưởng lớn trong khu vực, do cả hai đều là những nền kinh tế lớn và có quan hệ thương mại rộng. Theo một tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã là đối tác thương mại lớn nhất của các quốc gia Đông Nam Á trong 13 năm liên tiếp. Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và là nước xuất khẩu vốn, tín dụng lớn. 

Ông Jim O’Neill, cựu chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cho biết một số mốc đặc biệt như 150 yên đổi 1 USD có thể gây ra biến động ở quy mô tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Tuy nhiên, một số chuyên gia khác lại cho rằng tốc độ suy giảm quan trọng hơn những con số cụ thể như vậy. 

Ảnh minh hoạ

Theo phân tích của công ty quản lý tài sản BNY Mellon Investment Management, đồng NDT chiếm hơn 25% trong tỷ trọng của các chỉ số tiền tệ châu Á. Đồng yên cũng là đồng tiền được giao dịch nhiều thứ ba trên toàn cầu. Do đó, sự yếu đi của đồng nội tệ Nhật Bản đã có tác động lớn đến các đồng tiền châu Á. 

Sự suy yếu về tỷ giá nội tệ của Nhật Bản và Trung Quốc có thể khiến các quỹ đầu tư nước ngoài rút tiền ra khỏi châu Á nói chung, dẫn đến dòng vốn chảy ra khổng lồ, châm ngòi một cuộc khủng hoảng toàn diện. Ngoài ra, sự sụt giảm có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn của sự cạnh tranh về phá giá tiền tệ và sự sụt giảm về nhu cầu và niềm tin của người tiêu dùng. 

Trong năm nay, các quỹ đầu tư toàn cầu đã rút khoảng 44 tỷ USD từ cổ phiếu của Đài Loan (Trung Quốc), 20 tỷ USD từ cổ phiếu của Ấn Độ và 13,7 tỷ USD từ cổ phiếu của Hàn Quốc. Thị trường trái phiếu của Indonesia cũng đã mất 8,2 USD khi các nhà đầu tư bắt đầu thoái vốn. 

Các đồng tiền dễ bị tổn thương nhất là những đồng tiền có vị thế tài khoản vãng lai thâm hụt như đồng won của Hàn Quốc, peso của Philippines, và ở mức độ thấp hơn là đồng baht của Thái Lan. Nếu cả yen và USD cùng giảm, sức ép sẽ chuyển thành hoạt động mua USD và nhu cầu trú ẩn với những người liên quan nhiều đến tiền tệ các nước mới nổi.

 

Đọc thêm

Xem thêm