Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:00 03/10/2022

Quý III/2022: Giá vàng mất gần 8%

Dù tăng giá trong tuần qua, giá vàng vẫn kéo dài chuỗi giảm sang tháng thứ 6 liên tiếp và đối mặt với quý không mấy tươi sáng.

Theo đó, giá vàng giao tháng 10/2022 đã tăng 3,40 USD (tương đương 0,2%) lên 1.672 USD/ounce - mức khép phiên cao nhất kể từ ngày 22/9 bất chấp một loạt dữ liệu lạm phát đáng lo ngại khác từ Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone). Giá tiêu dùng tại khu vực này đang tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ Thế chiến thứ hai tới nay.

Ảnh minh họa.

Giá vàng được hỗ trợ khi Bộ Thương mại Mỹ hôm 30/9 báo cáo rằng, chỉ số giá chi tiêu cá nhân cốt lõi (PCE), một chỉ báo lạm phát quan trọng của kinh tế này đã tăng 0,6% trong tháng 8, sau khi đi ngang vào tháng 7. Con số này cao hơn ước tính thị trường là 0,5% và cho thấy lạm phát vẫn đang gia tăng.

Tính theo năm, PCE cốt lõi của Mỹ tăng 4,9%, cao hơn mức ước tính là 4,7% và vượt mức tương tự ghi nhận hồi tháng trước.

Trong khi đó, giới quan sát chỉ ra rằng thị trường vàng phiên này khá im ắng sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký hiệp ước sáp nhập 4 khu vực của Ukraine, gồm: Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson. Động thái trên của Nga diễn ra sau khi Moskva tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý tại các vùng lãnh thổ này về việc sáp nhập vào Nga. Các nước phương Tây và Mỹ tuyên bố không công nhận kết quả trưng cầu dân ý ở các vùng trên, đồng thời đưa ra thêm các lệnh trừng phạt mới đối với Nga.

Lí giải cho điều này, chiến lược gia Daniel Ghali phụ trách bộ phận hàng hóa tại công ty môi giới đầu tư TD Securities cho biết, các thị trường nhìn chung đang phải đối mặt với môi trường lạm phát cao - điều buộc Fed phải có những hành động điều chỉnh lãi suất quyết liệt. Những yếu tố mang tính vĩ mô đó thực sự làm suy yếu nhu cầu đầu tư vào vàng. Vì vậy, giới đầu tư không còn coi kim loại quý này như một hàng rào trú ẩn an toàn thích hợp trong thời điểm hiện tại.

Giá vàng luôn nhạy cảm với các động thái điều chỉnh lãi suất của Mỹ. Bởi lãi suất tăng sẽ giúp đồng USD mạnh lên, song lại khiến sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lời như vàng giảm đáng kể.

Tính chung cả tuần qua, giá vàng đã tăng 1%. Tuy nhiên, kim loại quý này vẫn mất 3,1% trong tháng 9 - đánh dấu chuỗi giảm 6 tháng liên tiếp. Theo công ty theo dõi dữ liệu thị trường Dow Jones Market Data, đây là chuỗi giảm theo tháng dài nhất đối với vàng trong vòng 4 năm qua.

Đọc thêm

Xem thêm