Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
20:00 07/02/2024

PMI tháng 1/2024 vượt ngưỡng 50 điểm

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng PMI đạt 50,3 điểm trong tháng 1/2024 cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất đã có sự cải thiện sau 5 tháng dù mức cải thiện lần này khá ít.

S&P Global đã công bố báo cáo chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 1/2024. Theo đó, PMI ngành sản xuất Việt Nam đã quay trở lại trên ngưỡng 50 điểm trong tháng đầu năm, khi tăng lên mức 50,3 điểm so với 48,9 điểm của tháng 12.

PMI tháng 1/2024 vượt ngưỡng 50 điểm

 

Trong đó có 3 điểm nhấn nổi bật, đó là sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại; giá bán hàng giảm mặc dù chi phí đầu vào tăng đáng kể; chậm trễ trong khâu vận chuyển làm cho thời gian giao hàng của nhà cung cấp bị kéo dài.

Cụ thể, sự cải thiện các điều kiện kinh doanh nói chung tập trung vào tình trạng tăng trở lại của số lượng đơn hàng mới và sản lượng. Đây là lần tăng đầu tiên trong 3 tháng của tổng số lượng đơn hàng mới khi nhu cầu có dấu hiệu hồi phục ở cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu (số lượng đơn hàng xuất khẩu mới cũng tăng lần đầu tiên kể từ tháng 10).

Nhờ vậy, các công ty đã tăng sản lượng, kết thúc thời kỳ giảm sản lượng kéo dài 4 tháng. Mức tăng tuy nhỏ nhưng cũng là đáng kể nhất kể từ tháng 9/2022. Mức tăng sản lượng tổng thể tập trung ở các nhà sản xuất hàng hoá trung gian.

Không chỉ vậy, hàng tồn kho sau sản xuất đã giảm trong tháng 1/2024. Mức giảm này khá lớn và mạnh nhất kể từ tháng 6 năm ngoái.

Ngoài ra, S&P Global đánh giá, sự chậm trễ trong khâu chuyển hàng và những vấn đề của ngành vận tải làm kéo dài thời gian giao hàng của nhà cung cấp trong tháng 1 và đây là lần suy giảm hiệu suất hoạt động của người bán hàng đầu tiên trong hơn một năm. Tuy nhiên, mức độ kéo dài thời gian giao hàng không đáng kể.

Song vấn đề về vận tải gây chậm giao hàng cũng khiến chi phí chuyển hàng tăng vào đầu năm, từ đó làm giá cả đầu vào tiếp tục tăng đáng kể. Các công ty cũng báo cáo chi phí nhiên liệu và đường tăng.

Mặc dù chi phí đầu vào tiếp tục tăng, nhưng các nhà sản xuất Việt Nam vẫn hạ giá bán hàng với mong muốn kích cầu, kết thúc thời kỳ tăng giá đã kéo dài trong 5 tháng qua.

Đánh giá về ngành sản xuất của Việt Nam trong tháng đầu nằm 2024, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence cho hay: “Đây là bước khởi đầu đáng khích lệ của năm 2024 cho ngành sản xuất của Việt Nam. Tuy nhiên, các mức tăng tương ứng còn khá nhẹ và chưa đủ để thuyết phục các công ty tuyển thêm nhân viên hay gia tăng hoạt động mua hàng. Lượng công việc tồn đọng tiếp tục tăng do công suất hoạt động của ngành không đổi".

Mặc dù vậy, các nhà sản xuất nhìn chung vẫn có tâm lý lạc quan khi hy vọng nhu cầu và số lượng khách hàng sẽ cải thiện và nhờ các kế hoạch tung ra các sản phẩm mới.

Tag

PMI

Đọc thêm

Xem thêm