Thị trường hàng hóa
Quốc đảo tại Đông Nam Á là quốc gia phải hứng chịu nhiều thiên tai, mưa lũ khắc nghiệt. Năm 2013, siêu bão Haiyan đã khiến hơn 6.300 người ở quốc gia Đông Nam Á này thiệt mạng. Trước đó, vào tháng 9/2009, cơn bão Ketsana đã làm chết hơn 460 người và gây thiệt hại 11 tỷ peso (188 triệu USD) cho cơ sở hạ tầng và nông nghiệp sau khi trút lượng mưa bằng cả tháng xuống khu vực Thủ đô nội trong một ngày.
Rappler dẫn thông tin từ Cơ quan Quản lý Dịch vụ Khí quyển, Địa vật lý và Thiên văn Philippines (PAGASA) cho biết bão Noru đã đổ bộ lần đầu tại Burdeos thuộc tỉnh Quezon lúc 17 giờ 30 (giờ địa phương) khi vẫn đang ở cấp siêu bão. Cơn bão có sức gió duy trì tối đa là 195 km một giờ (118 dặm một giờ) và gió giật lên tới 240 km một giờ.
Với tốc độ gió dữ dội, siêu bão Noru là một mối đe dọa đáng kể đối với Philippines, gây thiệt hại về nhân mạng, tổn hại cơ sở hạ tầng, nông sản, ... trên hết gây rắc rối cho thị trường tài chính của quốc gia này, một nguồn tin nhận định.
Ngay từ trưa Chủ nhật (25/9), hơn 2.500 người đã bị mắc kẹt tại các cảng biển khi việc di chuyển bị dừng lại. Hơn 40 chuyến bay nội địa và 5 chuyến bay quốc tế đã bị hủy, Cơ quan Sân bay Quốc tế Manila cho biết.
Trong một bài đăng tải trên Facebook, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr đã chấp thuận khuyến nghị của Hội đồng Điều phối thiên tai, thảm họa tạm dừng công việc của Chính phủ và hoạt động dạy và học tại các lớp học ở khu đô thị Manila và một số khu vực lân cận vào hôm nay (26/9).
Vào cuối ngày hôm qua (25/9), Hiệp hội Ngân hàng Philippines, Sở giao dịch chứng khoán Philippines và Hệ thống giao dịch Philippines đã thông báo riêng rằng sẽ không có bất kỳ hoạt động nào trên thị trường ngoại hối, cổ phiếu và trái phiếu vào đầu phiên giao dịch thứ Hai ngày (26/9).
Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Philippines cho biết diện tích đất canh tác có thể bị Noru tấn công (dự kiến khoảng 1,47 triệu ha), nơi 75% diện tích lúa của cả nước được gieo trồng đương độ trổ bông.
Noru, cơn bão nhiệt đới thứ 11 tấn công Philippines trong năm nay, có thể gây ảnh hưởng lớn đến trái phiếu vốn đang “ẩm ương” của Philippines, theo Artemis, công ty giám sát trái phiếu, chứng khoán liên kết với bảo hiểm và thị trường do rủi ro thời tiết.
Trong khi đó, Ayala - Tập đoàn lớn nhất và giàu truyền thống bậc nhất tại Philippines (bốn trụ cột của tập đoàn bao gồm: lĩnh vực bất động sản, tài chính ngân hàng, lĩnh vực viễn thông và cấp thoát nước) đã sớm đóng cửa các trung tâm mua sắm và cho phép người mua hàng trú ẩn bên trong các cơ sở để đảm bảo an toàn.
Trong khi đó, nhà điều hành trung tâm mua sắm lớn nhất quốc gia này (SM Prime Holdings) cũng tuyên bố cung cấp wifi và trạm sạc điện thoại miễn phí cho khách hàng và người dân.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm