Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
21:00 03/10/2022

OPEC+ có thể cắt giảm hơn 1 triệu thùng dầu mỗi ngày, giá dầu lập tức tăng 3%

Để hỗ trợ giá dầu đang sụt giảm liên tục, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh của họ, một nhóm được gọi là OPEC+, đang xem xét cắt giảm sản lượng từ 0,5 đến 1 triệu thùng/ngày trước cuộc họp sẽ diễn ra vào thứ 4 tới.

Theo các nguồn tin OPEC+ cho biết hôm chủ nhật, OPEC+ sẽ xem xét cắt giảm sản lượng dầu hơn một triệu thùng mỗi ngày (bpd) vào tuần tới để hỗ trợ thị trường giá dầu, đây sẽ là động thái lớn nhất kể từ đại dịch Covid-19 nhằm giải quyết sự suy yếu của thị trường dầu.

Giá dầu đã giảm mạnh trong tháng do lo ngại về nền kinh tế toàn cầu và sự phục hồi của đồng USD sau khi Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất. Ảnh: Internet.

Cuộc họp sẽ diễn ra vào ngày 5/10 trong bối cảnh giá dầu giảm và thị trường biến động nghiêm trọng trong nhiều tháng khiến nhà sản xuất hàng đầu của OPEC+ là Saudi Arabia cho hay nhóm có thể cắt giảm sản lượng dầu trong thời gian tới.

OPEC+, tổ chức kết hợp các nước OPEC và các đồng minh như Nga, đã từ chối tăng sản lượng để hạ giá dầu bất chấp áp lực từ các nước tiêu thụ lớn, bao gồm Mỹ, nhằm giúp đỡ nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, giá dầu đã giảm mạnh trong tháng trước do lo ngại về nền kinh tế toàn cầu và sự phục hồi của đồng USD sau khi Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất.

Việc cắt giảm đáng kể sản lượng dầu trên thị trường đã khiến Mỹ tức giận, từ đó gây áp lực lên Ả Rập Xê-út, buộc nước này phải tiếp tục bơm thêm nhiều dầu hơn để giúp giá dầu giảm hơn nữa và giảm doanh thu dầu mỏ của Nga khi phương Tây tìm cách trừng phạt Moscow vì đã đưa quân tới Ukraine.

Phương Tây cáo buộc Nga xâm lược Ukraine, nhưng Điện Kremlin gọi đây là hoạt động quân sự đặc biệt.

Saudi Arabia đã không lên án hành động của Moscow trong bối cảnh quan hệ khó khăn với chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Tuần trước, một nguồn tin quen thuộc với các động thái của Nga cho biết Moscow muốn OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu khoảng 1 triệu thùng/ngày hoặc 1% nguồn cung toàn cầu.

Đó sẽ là mức cắt giảm lớn nhất kể từ năm 2020 khi OPEC+ giảm sản lượng kỷ lục 10 triệu thùng/ngày do nhu cầu giảm bởi đại dịch Covid-19. Nhóm đã dành hai năm tiếp theo để gỡ bỏ đợt cắt giảm kỷ lục đó.

Vào Chủ nhật vừa qua, các nguồn tin cho biết mức cắt giảm có thể vượt quá 1 triệu thùng/ngày. Một trong những nguồn tin gợi ý rằng việc cắt giảm cũng có thể bao gồm việc Ả Rập Xê Út tự nguyện cắt giảm thêm sản lượng.

Cuộc họp diễn ra vào 5/10 tới đánh dấu lần gặp nhau trực tiếp đầu tiên của OPEC+ kể từ tháng 3 năm 2020.

Trong những ngày gần đây, các nhà phân tích và theo dõi OPEC như UBS và JP Morgan đã đề xuất mức cắt giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày và điều đó có thể giúp ngăn chặn đà giảm giá của dầu.

Stephen Brennock của công ty môi giới dầu PVM cho biết: “Giá dầu ở mức 90 USD là điều không thể thương lượng đối với ban lãnh đạo OPEC+, do đó họ sẽ hành động để bảo vệ mức giá sàn này”.

Ngay sau thông tin OPEC+ sẽ xem xét cắt giảm sản lượng dầu được đưa ra, giá dầu ngay lập tức đã tăng hơn 3% trong phiên giao dịch sớm tại châu Á vào thứ 2.

Dầu thô Brent giao sau tăng trở lại 2,82 USD, tương đương 3,3%, lên 87,96 USD/thùng sau khi giảm 0,6% vào thứ 6. Dầu thô Trung cấp Tây Texas của Mỹ ở mức 82,09 USD/thùng - tăng 2,60 USD, tương đương 3,3%, sau khi mất 2,1% trong phiên giao dịch trước.

Giá dầu đã giảm trong 4 tháng liên tiếp kể từ tháng 6 khi Covid-19 khiến Trung Quốc - đất nước tiêu thụ năng lượng hàng thế giới đóng cửa, làm ảnh hưởng đến nhu cầu dầu trong khi lãi suất tăng và đồng USD tăng mạnh đè nặng lên thị trường tài chính toàn cầu.

Đọc thêm

Xem thêm