Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:00 15/09/2022

Nông dân Trung Quốc chật vật vì hạn hán kỷ lục

Hồ Bà Dương ở tỉnh Giang Tây, từng là hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, hiện trở nên khô cằn do đợt hạn hán dài nhất 60 năm qua. Không có nước tưới tiêu khiến những người nông dân trong vùng lo lắng về vụ thu hoạch sắp tới.

Giống như các thế hệ trước, Zhang Yue và chồng cô kiếm sống dựa vào hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc. Thông thường, cặp vợ chồng này kiếm được khoảng 60.000 nhân dân tệ (8.700 USD) mỗi năm từ công việc trồng lúa, ngô và vừng ở ven hồ Bà Dương. Số tiền đó chỉ đủ để nuôi sống gia đình 6 người. Tuy nhiên, năm nay, thu nhập của họ có thể bị giảm một nửa do đợt nắng nóng kỷ lục và hạn hán bao trùm lên hơn 20 tỉnh thành trên cả nước.

Zhang đứng trên mảnh ruộng khô cằn của mình (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Hồ Bà Dương và các vùng đất ngập nước xung quanh là nguồn tưới tiêu quan trọng của tỉnh Giang Tây - một trong những trung tâm trồng lúa của Trung Quốc. Mặc dù kích thước của hồ thường dao động giữa mùa mưa và mùa khô hàng năm, nhưng nhìn chung, nó đang thu hẹp lại. Tình trạng thiếu mưa trên khắp miền Nam Trung Quốc kể từ tháng 7 đã khiến mực nước giảm với tốc độ nhanh kỷ lục, hạ xuống mức thấp nhất là 8m vào đầu tháng 9.

Vào cuối tháng 6, diện tích hồ là 3.331 m2, nhưng nó đã giảm xuống chỉ còn 727 m2 vào tuần trước. Zhang nói: “Tôi chưa bao giờ thấy hạn hán như thế này. Các ao và hồ chứa gần đó đã khô cạn”.

Thời tiết khắc nghiệt, mà các nhà khoa học cho rằng sẽ trở nên phổ biến hơn do với biến đổi khí hậu, đã khiến nông dân và Chính phủ gặp khó khăn. Vụ thu hoạch vào mùa thu chiếm 3/4 sản lượng ngũ cốc của Trung Quốc. Mặc dù vụ mùa đầu tiên trong ba vụ lúa của Trung Quốc được thu hoạch trong điều kiện bình thường, nhưng vụ thứ hai đang bước vào giai đoạn trổ bông và vụ mùa cuối đang trong giai đoạn sinh trưởng. Cả hai giai đoạn này đều rất nhạy cảm với nhiệt độ và lượng mưa.

Các khu vực rộng lớn ở miền Nam Trung Quốc đang gặp hạn hán nghiêm trọng (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Zhang, người có mảnh đất nông nghiệp gần như cằn cỗi nhất trong làng, đang ngày càng lo lắng về vụ thu hoạch sắp tới. Cô nói: “Không có một giọt mưa nào kể từ tháng 7, chúng tôi chỉ có thể trông chờ vào một chút sương vào buổi sáng. Nhiệt độ quá cao khiến thuốc trừ sâu không có tác dụng làm cho vấn đề sâu bệnh đặc biệt nghiêm trọng”.

Cơ quan khí tượng Trung Quốc cho biết mặc dù đợt nắng nóng đã giảm bớt phần nào, nhưng hạn hán vẫn chưa giảm và có thể kéo dài sang mùa thu. Sản lượng ngũ cốc ở Giang Tây, cùng với các tỉnh khác ở trung và hạ lưu lưu vực sông Trường Giang như các tỉnh Hồ Nam và An Huy, có nguy cơ bị ảnh hưởng cao nhất. 

Nông dân Li Ge, đến từ quận Yugan ở phía Bắc Giang Tây, cho biết: “Chúng tôi phải chi thêm rất nhiều tiền để chống lại hạn hán. Năm nay, giá phân bón đã tăng lên 200 nhân dân tệ, trong khi năm ngoái chỉ có 115 nhân dân tệ”.

Trong những năm trước, người nông dân ngoài 50 tuổi kiếm được khoảng 400-500 nhân dân tệ/mẫu đất (0,66 ha). Nhưng năm nay, ông cho biết con số này có thể giảm xuống mức 200 nhân dân tệ/mẫu.

ông Li lo lắng thu nhập giảm do mất mùa (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Tuần trước, Công ty xếp hạng Fitch Ratings dự đoán sản lượng gạo của Trung Quốc có khả năng giảm do thời tiết bất lợi ở khu vực sông Trường Giang, dẫn đến biến động lớn đối với giá gạo toàn cầu. Ước tính rằng vụ lúa năm nay ở 7 tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ hao hụt 10-20%, làm giảm sản lượng gạo hàng năm của Trung Quốc xuống 3-6%, tương đương 7 triệu -14 triệu tấn. Fitch cũng lưu ý rằng nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc có thể tăng do sản lượng nội địa giảm, nhưng lượng gạo dự trữ dồi dào sẽ giúp hạn chế sự gia tăng này.

Theo Li Guoxiang, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, bất chấp thời tiết khắc nghiệt, trong năm nay, Trung Quốc vẫn có đủ khả năng bảo vệ sản lượng lương thực và ổn định giá cả. Trong những năm gần đây, nước này đã mở rộng đất canh tác, do đó sản lượng gạo trong nước đã tăng lên và hiện đã có thặng dư. 

“Vấn đề lương thực của Trung Quốc là vấn đề cơ cấu. Chủ yếu là thiếu ngũ cốc, thừa gạo, vì vậy hạn hán hiện nay có tác động hạn chế đến an ninh lương thực trong nước hoặc giá lương thực nói chung”, ông Li nói.

Nhưng điều đó sẽ chẳng mấy an ủi đối với Zhang, người đang đối mặt với việc thu nhập giảm đáng kể trong năm nay do mất mùa. Cô phải trả tiền chăm sóc y tế cho con, tiền thuê đất nông nghiệp và phân bón để gieo trồng lúa vào mùa xuân năm sau. “Chắc chắn cuối năm nay tôi sẽ phải vay mượn họ hàng. Nhiều hộ dân ở đây cũng đang gặp khó khăn như gia đình tôi”, người phụ nữ nói.

Đọc thêm

Xem thêm