Thị trường hàng hóa
Theo báo cáo của Bloomberg, H&M hiện có gần 4,000 cửa hàng trên toàn thế giới và đang có kế hoạch mở thêm 7,000 tới 8,000 cửa hàng trong tương lai. Trong đó Trung Quốc là thị trường lớn nhất tại Châu Á, có khoảng 252 cửa hàng phân bố trên toàn lãnh thổ.
Để đạt được thành công như hiện nay, H&M đã xây dựng và triển khai những chiến lược Marketing Mix theo mô hình 4P hiệu quả.
Thời trang nhanh là mô hình kinh doanh chuyển khối lượng lớn hàng hoá từ bàn nhà thiết kế tới quầy trưng bày tại cửa hàng trong thời gian ngắn. Các nhà cung cấp quần áo như H&M có thể đạt được mục tiêu này bằng cách liên tục cung cấp nguồn sản phẩm theo xu hướng thời trang mới nhất và hưởng lợi nhuận chênh lệch trong từng giai đoạn.
Mô hình của H&M cũng đòi hỏi một đội ngũ tiếp thị vững chắc có thể nhanh chóng xác định thị hiếu khách hàng và thực hiện những thay đổi cần thiết trong sản phẩm mà họ cung cấp. Tất nhiên, điều cốt lõi của thời trang nhanh là giá thấp và thời trang nhanh cũng được dán nhãn “chic chic” giá rẻ vì cả H&M và Zara đều nổi tiếng về chất lượng “dùng một lần” và dễ sản xuất.
Với mô hình thời trang nhanh, giá rẻ cũng như sản phẩm nhiều và đa dạng, H&M phù hợp với mọi đối tượng khách hàng và thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng sản phẩm của mình.
H&M luôn là thương hiệu tiên phong trong việc phân chia thị trường, tập trung quảng cáo vào tầng khách hàng tiềm năng để từ đó có thể gia tăng được lợi nhuận.
Việc phân chia thị trường chắc hẳn không còn là điều mới mẻ khi một thương hiệu phân chia thị trường thành các phân khúc Khách hàng khác nhau. Sau đó tập trung quảng cáo vào các phân khúc tiềm năng, phù hợp với sản phẩm của thương hiệu.
Chiến lược này đặc biệt hữu hiệu trong ngành thời trang với tính phân hoá cao. Và dường như là điều bất khả thi khi theo đuổi tất cả nhu cầu của Khách hàng. Ví dụ một vài khách hàng tập trung vào phong cách, sẵn sàng trả giá cao để có được mẫu quần áo mình muốn. Trong khi số khác thì chỉ tập trung vào giá cả, chứ không phải thiết kế.
Đặc biệt, H&M là thương hiệu phổ biến trên khắp thế giới, cho nên các vấn đề về tôn giáo, văn hoá, lối sống luôn là yếu tố được H&M cân nhắc kỹ lưỡng. Điều này dẫn tới việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm được thực hiện theo nhiều cách khác nhau ở các vùng lãnh thổ khác nhau.
H&M đã xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp và đa dạng để có thể giúp khách hàng tiếp cận được sản phẩm một cách nhanh chóng, hiệu quả.
H&M bán sản phẩm của mình thông qua các cửa hàng độc quyền đặt tại các thành phố lớn trên toàn cầu (Khoảng 4,135 cửa hàng). Ở một vài quốc gia, do vướng tới các vấn đề về quy định pháp lý, nên H&M cung cấp sản phẩm của mình thông qua các đối tác nhượng quyền. Thương hiệu cũng cung cấp sản phẩm của mình thông qua cửa hàng trực tuyến, nơi Khách hàng có thể lựa chọn từ danh sách các sản phẩm có sẵn, mua và thanh toán trực tuyến. Sau đó sản phẩm sẽ được chuyển tới địa chỉ do Khách hàng đặt sẵn.
Các sản phẩm của H&M được sản xuất tại các nước có nguồn nhân công rẻ để làm giảm giá thành. H&M cũng cố gắng hết sức để phát triển một chuỗi cung ứng xuất sắc, nhằm đáp ứng tiêu chí về mặt thời gian, sao cho thời gian giao hàng và chi phí vận chuyển được giữ ở mức tối thiểu.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm