Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:30 04/11/2022

Nhiều ngân hàng trung ương chạy đua gom vàng với tốc độ nhanh nhất 55 năm

Trước triển vọng kinh tế ảm đạm, nhu cầu mua vàng dự trữ đang tăng đột biến. Các ngân hàng trung ương đã mua kỷ lục 399 tấn vàng trị giá khoảng 20 tỷ USD trong quý 3/2022, mua nhiều nhất là các ngân hàng trung ương của Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan, Qatar và Ấn Độ.

Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã tích vàng nhằm dự trữ với tốc độ dữ dội sau 55 năm khi đồng đô-la Mỹ vẫn có quan hệ hai chiều với loại kim loại quý hiếm này.

Tăng mạnh gom vàng - nơi trú ẩn an toàn cho tài sản

Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), các ngân hàng trung ương đã mua kỷ lục 399 tấn vàng trị giá khoảng 20 tỷ USD trong quý 3/2022, với nhu cầu toàn cầu đối với kim loại quý này trở lại mức trước đại dịch.

Trong báo cáo hàng quý mới nhất, WGC nhận định nhu cầu bán lẻ của các nhà kim hoàn và người mua vàng miếng và tiền xu cũng rất mạnh. Trong quý tháng 9, nhu cầu vàng của thế giới lên tới 1.181 tấn, tăng trưởng 28% so với cùng kỳ năm trước.

Trong một năm đầy dẫy biến động, dự trữ vàng được coi là biện pháp an toàn. Ảnh: Internet.

Đồng thời, những người mua lớn nhất là các ngân hàng trung ương của Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan, Qatar và Ấn Độ, mặc dù các ngân hàng trung ương khác cũng mua một lượng vàng đáng kể nhưng không báo cáo công khai việc mua của họ.

Trong đó, ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là người khách sộp được báo cáo trong năm nay, bổ sung thêm 31 tấn trong quý 3 để nâng tổng dự trữ vàng của nước này lên 489 tấn. Khách mua lẻ vàng miếng và tiền xu cũng tăng ở Thổ Nhĩ Kỳ lên 46,8 tấn trong quý, tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, lần lượt ngân hàng trung ương Uzbekistan mua thêm 26 tấn; Ngân hàng Trung ương Qatar mua 15 tấn; Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã bổ sung 17 tấn trong quý, đẩy dự trữ vàng của nước này lên 785 tấn.

Theo nhiều nhà phân tích, động thái này hầu như không gây ngạc nhiên vì vàng vẫn được coi là tài sản an toàn, ưu việt trong thời điểm kinh tế đầy dẫy những bất ổn và hỗn loạn bất chấp sự xuất hiện của các loại tiền điện tử như Bitcoin.

Tích trữ vàng cũng được coi là một biện pháp phòng ngừa lạm phát hiệu quả, mặc dù các chuyên gia nói rằng điều này chỉ đúng với các mốc thời gian kéo dài được đo bằng nhiều thập kỷ hoặc thậm chí hàng thế kỷ.

Thật không may, lãi suất tăng đã làm hỏng những ước tính “vàng son” đó, các quỹ giao dịch hối đoái (ETF) lưu trữ vàng thỏi để các nhà đầu tư trở thành người bán ròng.

Trên thực tế, việc các quỹ ETF bán bớt thỏi vàng đã phản đối việc các ngân hàng trung ương mua vào đã đẩy giá vàng giảm 8% trong quý III. Vàng là tài sản không chịu lãi suất và các nhà đầu tư có xu hướng chuyển tiền của họ sang các công cụ có lợi suất cao hơn trong thời điểm lãi suất tăng. Đồng đô-la quá mạnh cũng không giúp tăng giá vàng (và hàng hóa). Giá vàng giảm 9,3% so với đầu năm và thấp hơn gần 20% so với mức đỉnh tháng 3 là 2.050 USD/ounce.

Tăng giá dài hạn

Theo Oilprice, triển vọng của vàng vẫn dài hạn nghiêng về xu hướng tăng. Các thị trường hiện đang chuẩn bị cho đợt tăng 75 điểm cơ bản thứ tư liên tiếp, sau đó Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) dự kiến sẽ báo hiệu rằng họ có thể giảm quy mô của các đợt tăng lãi suất bắt đầu ngay từ tháng 12.

Trong khi lạm phát ở Mỹ vẫn ở mức cao, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy việc nâng lãi suất lên cao đang bắt đầu làm chậm nền kinh tế với thị trường nhà đất lao dốc và một số lãi suất thế chấp tăng gần gấp đôi. Các nhà giao dịch vàng dường như đồng ý rằng quỹ đạo dài hạn của vàng đang đi lên.

Theo một cuộc khảo sát của ngành công nghiệp vàng, giá vàng sẽ tăng trở lại trong năm tới, mặc dù lãi suất sẽ cao hơn. Các nhà giao dịch kỳ vọng giá của kim loại quý này sẽ tăng lên 1.830,50 USD/ounce vào thời điểm này trong năm tới, cao hơn gần 11% so với mức hiện tại.

Theo Philip Klapwijk, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Precious Metals Insights Ltd có trụ sở tại Hồng Kông dự kiến: phạm vi cho sự phục hồi thần tốc trong ngắn hạn của giá vàng là rất hạn chế trong khi lãi suất tăng và đồng đô-la Mỹ vẫn mạnh.

Tuy nhiên, thị trường tài chính, đồng đô-la suy yếu có khả năng cải thiện triển vọng của vàng. Đồng đô-la cuối cùng có thể mất đi vẻ bóng bẩy sau một thời gian dài tương đối mạnh so với các đồng tiền chính khác. Chỉ số đô la - một chỉ số đánh giá đồng đô la Mỹ so với sáu loại tiền tệ hàng đầu - gần đây đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng.

Theo Wells Fargo, đà tăng của đồng đô la có thể sẽ tiếp tục trong năm nay khi lãi suất tăng hơn nữa nhưng việc Fed cắt giảm lãi suất vào năm 2023 sẽ đẩy đồng đô la vào "sự sụt giảm theo chu kỳ". Nói cách khác, đồng đô la sẽ giảm vào năm tới khi Mỹ bước vào thời kỳ suy thoái và Fed cắt giảm lãi suất.

Đọc thêm

Xem thêm