Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:59 20/10/2022

Nhật Bản thâm hụt thương mại kỷ lục 73 tỷ USD nửa đầu năm 2022

Theo dữ liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản, nước này đã ghi nhận mức thâm hụt thương mại kỷ lục 11,01 nghìn tỷ yên (73 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2022. Đây là con số thâm hụt lớn nhất được ghi nhận trong lịch sử Nhật Bản.

Theo dữ liệu của Bộ Tài chính được công bố vào thứ 5, Nhật Bản đã ghi nhận mức thâm hụt thương mại kỷ lục 11,01 nghìn tỷ yên (73 tỷ USD) trong nửa đầu của năm tài chính 2022 do nhập khẩu tăng do giá nguyên liệu và năng lượng cao hơn và đồng yên giảm so với đồng USD xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Một con tàu container ở Kobe, Nhật Bản. Sự suy yếu của đồng yên đã làm tăng thêm tình trạng tồi tệ của đất nước bằng cách tăng giá trị hàng hóa nhập khẩu. Ảnh: JST.

Những số liệu trên cho thấy tính dễ bị tổn thương của Nhật Bản – một quốc gia khan hiếm tài nguyên và phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Đồng yên yếu, từng được chào đón như một lợi ích cho các nhà xuất khẩu - một động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - nhưng giờ đây, sự lao dốc không phanh của đồng yên đã làm xói mòn sự giàu có của quốc gia.

Khoản thâm hụt trên là con số lớn nhất trong bất kỳ giai đoạn nửa năm tài chính nào của Nhật Bản. Trước đó, quốc gia này đã ghi nhận mức thâm hụt thương mại kỷ lục trước đó là 8,76 nghìn tỷ yên trong giai đoạn tháng 10 đến tháng 3 của năm tài chính 2013.

Dữ liệu sơ bộ cho thấy, trong sáu tháng tính đến tháng 9, nhập khẩu tăng 44,5% lên 60,58 nghìn tỷ yên, vượt xa mức tăng của xuất khẩu 19,6% lên 49,58 nghìn tỷ yên.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật Bản bao gồm ô tô và chất bán dẫn, trong khi nhập khẩu dầu thô, khí đốt tự nhiên hóa lỏng và than đá có sự tăng trưởng rõ rệt.

Nhật Bản đã thâm hụt thương mại trong 14 tháng qua, với cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine khiến giá dầu thô và các năng lượng khác tăng mạnh. Trong tháng 9, thâm hụt ở mức 2,09 nghìn tỷ yên, sau kỷ lục thâm hụt 2,82 nghìn tỷ yên một tháng trước đó.

Sự suy yếu của đồng yên, một chính sách phụ của việc nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, đã gây thêm tai họa cho đất nước do tác động của nó làm tăng giá trị hàng nhập khẩu.

Thủ tướng Fumio Kishida, người đang tìm cách đảm bảo tăng trưởng và tái phân phối của cải, đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện nhiều động thái cần thiết trong bối cảnh đồng yên yếu hơn. Trong tháng 8, Nhật Bản có thặng dư thấp nhất trong tài khoản vãng lai, bao gồm cả cán cân thương mại.

Đọc thêm

Xem thêm