Thị trường hàng hóa
Để thúc đẩy, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, Bộ Xây dựng đã đề xuất dành gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn.
Phương án này giống gói 30.000 tỷ đồng đã thực hiện rất tốt trong giai đoạn 2013-2016 trước đây. Trong đó dành khoảng 50% gói tín dụng cho Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vay ưu đãi và dành khoảng 50% gói tín dụng còn lại cho khách hàng cá nhân là người mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Tuy nhiên, tại hội nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đề xuất một gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với lãi suất cho vay với người xây dựng và người mua nhà sẽ thấp hơn 1,5-2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ.
Sau Hội nghị, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết về phát triển thị trường bất động sản an toàn lành mạnh bền vững, trong đó có nội dung về Gói tín dụng về nhà ở xã hội. Sau khi có quyết nghị của Chính phủ, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.
Nhận định về đề xuất của Ngân hàng Nhà nước, PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, đây là một ý tưởng tốt. Bởi vì, nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân đang khan hiếm nghiêm trọng, thế nhưng, đây lại là phân khúc giúp ổn định thị trường và hỗ trợ an sinh xã hội rất tốt.
“Cả hệ thống chính trị hiện nay cùng vào cuộc để làm sao tìm giải pháp gỡ khó cho phân khúc này, thúc đẩy nguồn cung sản phẩm trên thị trường, giải quyết nhu cầu ở thực cho người dân. Nên đây là một ý tưởng tốt”, PGS.TS Ngô Trí Long nói.
Tuy nhiên, theo chuyên gia, đề xuất của Ngân hàng Nhà nước sẽ hỗ trợ lãi suất thấp hơn 1,2 - 2% so với lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng đối với chủ đầu tư và người mua nhà chưa thực sự hấp dẫn.
Ví dụ, lãi suất cho vay bình quân hiện nay đang dao động trong khoảng 13% - 14%, như vậy nếu trừ đi 1,2% - 2% theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước, thì lãi suất vẫn trên 10%/năm. Mức lãi suất này vẫn còn cao gây ra khó khăn với các đối tượng ở cả phía cung và cầu liên quan đến nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
“Đối với chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội sẽ không có lãi nhiều, chi phí đầu vào cao mà lại bị khống chế giá bán ra sẽ ảnh hưởng đến yếu tố lợi nhuận trong kinh doanh của họ. Đó cũng là vấn đề cần xem xét khi phía ngân hàng thiết kế chính sách”, ông Long nói.
Tuy nhiên, theo chuyên gia, đề xuất của Ngân hàng Nhà nước sẽ hỗ trợ lãi suất thấp hơn 1,2 - 2% so với lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng đối với chủ đầu tư và người mua nhà chưa thực sự hấp dẫn.
Ví dụ, lãi suất cho vay bình quân hiện nay đang dao động trong khoảng 13% - 14%, như vậy nếu trừ đi 1,2% - 2% theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước, thì lãi suất vẫn trên 10%/năm. Mức lãi suất này vẫn còn cao gây ra khó khăn với các đối tượng ở cả phía cung và cầu liên quan đến nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
“Đối với chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội sẽ không có lãi nhiều, chi phí đầu vào cao mà lại bị khống chế giá bán ra sẽ ảnh hưởng đến yếu tố lợi nhuận trong kinh doanh của họ. Đó cũng là vấn đề cần xem xét khi phía ngân hàng thiết kế chính sách”, ông Long nói.
Dù vậy, trong bối cảnh hiện nay, nhất hiện tại là doanh nghiệp đang thiếu vốn, cho nên giảm được bao nhiêu cũng là quý, có vẫn hơn không. Mức độ 1,5-2% có thể doanh nghiệp cũng sẽ chấp nhận được vì bên cạnh chính sách ưu đãi tín dụng, còn có ưu đãi về tiền thuê đất, chính sách thuế.
“Còn nhìn từ đối tượng phía cầu là người mua nhà, tôi cho rằng, mức giảm 1,5-2% có thể sẽ khó thực thi vì người dân thuộc đối tượng chính sách xã hội, người nghèo sẽ khó theo được”, ông Long nói thêm.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm