Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
13:58 10/08/2022

Nghịch lý tại nhiều nền kinh tế: Tăng trưởng thấp, thị trường lao động khởi sắc

Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng đang đi xuống, nhưng người dân vẫn chi tiêu một cách “điên cuồng”; nguy cơ suy thoái đã gần kề, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn đang ở gần mức thấp nhất. Đây là những nghịch lý đang diễn ra tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, Anh, Đức.

Nguy cơ suy thoái kinh tế, thị trường lao động khỏe mạnh

Tốc độ tăng trưởng tại các nền kinh tế tiên tiến đang chậm lại hoặc suy giảm rõ rệt. Tuy nhiên, thị trường lao động vẫn đang thể hiện sức mạnh chưa từng có trong lịch sử. 

Chưa từng có một tiền lệ lịch sử nào mà ở đó một nền kinh tế đang suy thoái lại có thể tạo được 528.000 công việc mới trong một tháng như nền kinh tế Mỹ trong tháng 7 vừa rồi. Theo Bộ Lao động Mỹ, GDP của nước này đã tăng trưởng âm trong hai quý liên tiếp, nhưng tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng 7 là 3,5%, mức thấp nhất kể từ năm 1969. 

Một số tình trạng cũng không phù hợp với định nghĩa về một cuộc suy thoái kinh tế Mỹ khiến các chuyên gia lo ngại bao gồm: giá xăng giảm, nhưng lạm phát thì không; Fed tăng lãi suất nhưng hệ thống tài chính lại nới lỏng; chỉ số người tiêu dùng giảm nhưng vẫn chi tiêu “mạnh tay”. Hiện tượng tương tự cũng đang diễn ra trên toàn thế giới.

Ảnh minh hoạ 

Tại Đức, tăng trưởng kinh tế chậm lại trong quý II và đang đối mặt với nguy cơ suy thoái nhanh chóng do nguồn cung năng lượng cạn kiệt. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp nước này vẫn đang ở mức thấp nhất trong vòng 40 năm và gần 50% doanh nghiệp cho biết sự thiếu hụt lao động đang cản trở hoạt động sản xuất. 

Tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực đồng euro nói chung đang ở mức thấp kỷ lục. Nền kinh tế New Zealand sụt giảm trong ba tháng đầu năm, nhưng tỷ lệ thất nghiệp chỉ đạt hơn 3%, gần với mức thấp nhất trong hàng chục năm. 

Hiện tượng trên trái ngược với tình cảnh kinh tế phục hồi nhưng người lao động vẫn thất nghiệp trong thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Khi đó, tăng trưởng kinh tế tại Mỹ và một số nước châu Âu khởi sắc nhưng tỷ lệ thất nghiệp luôn ở mức cao. 

Tăng lãi suất kiềm lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến lao động

Theo giới chuyên gia, nghịch lý hiện nay có thể sẽ không tồn tại dài lâu. Các Ngân hàng Trung ương đang tăng lãi suất để khống chế lạm phát, do đó theo thời gian nhu cầu lao động có thể giảm sút. Mới đây, Ngân hàng Trung ương Anh đã tăng lãi suất chính sách thêm 0,5 điểm % lên 1,75%, đồng thời cảnh báo về một cuộc suy thoái kéo dài sẽ khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh từ 3,8% lên 5,5%. 

Tại Mỹ và EU lạm phát tăng cao liên tiếp, lập kỷ lục trong 40 năm qua. Ở Mỹ, tháng 6/2022 lạm phát tăng đến mức 9,1%. Tại EU, lạm phát đã lập kỷ lục mới 8,9% vào tháng 7 và là tháng thứ 9 liên tiếp lạm phát tăng.

Để kiềm chế lạm phát, Fed, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương nhiều nước trên thế giới đã tăng lãi suất với mức khá cao. Ngày 27/7, Fed quyết định nâng lãi suất cơ bản đồng USD với mức 0,75%. 

Ảnh minh hoạ 

Đây là lần thứ hai trong vòng 2 tháng Fed đã tăng lãi suất với mức cao, đưa lãi suất hiện tại của nền kinh tế lên mức 2,25-2,5% (mức cao nhất kể từ tháng 12/2018). Ngoài ra, Fed có thể tăng thêm một đợt lãi suất 0,75% vào cuối năm 2022. 

Dự báo, lãi suất tham chiếu của Fed có thể tăng lên mức 3,1-3,6% vào cuối năm nay và 3,6-4,1% vào cuối năm 2023. Ngân hàng Trung ương các nước trên thế giới đều đã có từ 1-3 lần tăng lãi suất từ đầu năm đến nay. 

Lãi suất cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí đi vay của các ngân hàng và đối tượng phải gánh những chi phí đó là doanh nghiệp, người tiêu dùng. Những người gửi tiền tiết kiệm sẽ được hưởng lợi từ lãi suất tăng nhưng lãi suất tiết kiệm phần lớn vẫn thấp hơn tỷ lệ lạm phát. 

Chi phí đi vay ở mức cao sẽ làm chậm lại hoạt động vay nợ, dẫn đến đình trệ trong hoạt động kinh tế. Điều này sau cùng sẽ làm chậm sự gia tăng lạm phát mục tiêu mà các ngân hàng trung ương hướng tới. 

Trong khi đó, tỷ lệ lãi suất cao ảnh hưởng đến giá trị đồng nội tệ. Cụ thể, sau khi Fed tăng lãi suất, đồng USD tăng giá hơn so với đồng Euro. Đồng bạc xanh có giá sẽ giúp người tiêu dùng Mỹ được hưởng lợi về giá mặt hàng nhập khẩu, song lại ảnh hưởng tiêu cực đến hàng hóa Mỹ bán ra nước ngoài vì giá tăng. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường lao động.

Trong những năm tới, có khả năng tăng trưởng mờ nhạt song hành với tỷ lệ thất nghiệp siêu thấp sẽ là điểm chung của không ít nền kinh tế. Mối quan hệ giữa thất nghiệp và tăng trưởng thường diễn ra theo cách dễ đoán như trong Quy luật Okun (Mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và những thay đổi trong tổng sản phẩm quốc dân)

Tại Mỹ, Quy luật Okun dự đoán rằng mỗi lần sản lượng kinh tế giảm 1% xuống dưới mức tiềm năng sẽ khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,5 điểm %. Tuy nhiên, giáo sư Laurence Ball tại Đại học Johns Hopkins giải thích rằng mối quan hệ trên có thể thay đổi tùy vào những yếu tố như sản lượng mỗi giờ của người lao động và tăng trưởng lực lượng lao động. Nếu nền kinh tế có ít lao động và người tìm kiếm việc làm hơn thì thị trường lao động vẫn có thể mạnh mẽ dẫu tăng trưởng kinh tế yếu.

 

Đọc thêm

Xem thêm