Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:00 04/09/2022

Ngày càng có nhiều thương hiệu thời trang xa xỉ tìm “đất vàng” tại Việt Nam

Tại Hà Nội, quanh khu vực Tràng Tiền của quận Hoàn Kiếm, đang xuất hiện nhiều nhãn hàng cao cấp đến từ thị trường quốc tế. Tiêu biểu nhất có thể kể đến cửa hàng của Louis Vuitton và Christian Dior tại Ngô Quyền, hay cửa hàng sắp tới của Berluti tại Lý Thái Tổ.

Sau 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, ngành bán lẻ tại Việt Nam đã có bước tăng trưởng rất mạnh.

Cụ thể, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính chung 7 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3.205,8 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.

Đây là con số cao nhất khi so sánh với cùng kỳ của các năm 2018 – 2021. Có thể thấy, ngành bán lẻ quốc nội đang dần bắt kịp với tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn tiền COVID.

 

Sau 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, ngành bán lẻ tại Việt Nam đã có bước tăng trưởng rất mạnh.

Theo nhận định của giới chuyên gia, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành bán lẻ, có thể, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có thêm nhiều thương hiệu mới tới thuê mặt bằng kinh doanh và trở lại thị trường Việt Nam. Trong đó, các ngành thời trang, mỹ phẩm và ăn uống sẽ là động lực tăng trưởng của ngành.

Đồng tình với nhận định này, bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc cấp cao, bộ phận cho thuê thương mại, Savills Hà Nội cho rằng: Sau 2 năm hạn chế bởi đại dịch, quyết định mở cửa đường bay và việc doanh nghiệp được phép tiếp tục hoạt động sản xuất – kinh doanh đã tạo sức bật đối với ngành bán lẻ nói chung, từ nguồn khách hàng nội địa và quốc tế.

Đặc biệt, sự phát triển của ngành bán lẻ, sức mua mạnh mẽ của người tiêu dùng, tốc độ đô thị hóa, hay cải thiện về cơ sở hạ tầng là những lợi thế cạnh tranh nổi bật của Việt Nam, thu hút sự quan tâm của thị trường toàn cầu. Trong vòng 2 năm tới, rất nhiều thương hiệu lớn sẽ tích cực gia nhập và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Hà Nội và TP.HCM.

"Những nhãn hàng này trải dài nhiều ngành, như thời trang, mỹ phẩm hay ăn uống, và thuộc đa dạng phân khúc, từ cao cấp, trung cấp tới các cửa hàng mua sắm nhanh. Khi tìm kiếm thuê mặt bằng, họ có xu hướng lựa chọn nhà phố tại các trục phố lớn hay trung tâm thương mại được vận hành bởi chủ đầu tư uy tín", bà Minh chia sẻ thêm.

Tại Hà Nội, quanh khu vực Tràng Tiền của quận Hoàn Kiếm đang xuất hiện nhiều nhãn hàng cao cấp đến từ thị trường quốc tế. Tiêu biểu nhất có thể kể đến cửa hàng của Louis Vuitton và Christian Dior tại Ngô Quyền, hay cửa hàng sắp tới của Berluti tại Lý Thái Tổ. 

Vị chuyên gia Savills phân tích, các thương hiệu cao cấp thường chú trọng đầu tư vào chất lượng của một vài cửa hàng flagship. Tại đây, họ tập trung xoay quanh yếu tố về trải nghiệm dịch vụ, thiết kế nội ngoại thất, hay lối kiến trúc độc đáo nhằm thu hút khách hàng. 

Khi tìm kiếm không gian, những thương hiệu này cũng mang theo nhiều yêu cầu ngặt nghèo về chất lượng mặt bằng. Ví dụ có thể kể đến như thông số kỹ thuật (tải trọng sàn, diện tích mặt sàn…) được đảm bảo hay vị trí thuận lợi tại khu vực có lưu lượng khách hàng di chuyển cao, như những trục phố lớn trong các quận trung tâm. 

Xét về chi phí, bà Minh chia sẻ rằng giá thuê tại một số tuyến phố được đẩy lên rất cao, tăng 20-30% so với giai đoạn trước đại dịch. Mặt khác, vẫn có những khu vực chật vật trong việc tìm khách thuê, dù đã đưa ra các chính sách ưu đãi. 

Với phân khúc trung tâm thương mại, bà Minh cho rằng: Chủ đầu tư trung tâm thương mại và các nhãn hàng nên có sự phối hợp chặt chẽ và xuyên suốt quá trình thuê mặt bằng.

“Hai bên cần nghiên cứu kỹ lưỡng những phương án phát triển kinh doanh, khai thác tối đa các kênh truyền thông, đồng thời triển khai đa dạng chiến dịch marketing sáng tạo. Từ đó, doanh thu của các nhãn hàng cũng sẽ được đảm bảo, giúp duy trì công suất thuê trong dài hạn tại dự án”, bà Minh kết luận. 

Đọc thêm

Xem thêm