Thị trường hàng hóa
Riêng công ty mẹ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chưa bao gồm doanh thu từ hợp đồng dịch vụ sự nghiệp công dự kiến đạt hơn 1.126 tỷ, tăng 5% so cùng kỳ.
Khối quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, sản lượng thực hiện được hơn 1.765 tỉ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ và doanh thu đạt hơn 1.436 tỉ đồng, tăng hơn 21% so với cùng kỳ.
Về vận tải, tổng doanh thu của hai công ty cổ phần vận tải do tổng công ty chiếm cổ phần chi phối dự kiến đạt hơn 2.519 tỉ đồng, tăng hơn 18% so với cùng kỳ. Trong đó doanh thu trực tiếp từ hoạt động vận tải hơn 1.953 tỉ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, trong khi vận tải khách tăng trưởng mạnh với doanh thu hơn 1.246 tỉ đồng, tăng hơn 83% so cùng kỳ thì vận tải hàng hóa lại sụt giảm, doanh thu chỉ thực hiện được 824 tỉ đồng, bằng khoảng 80% cùng kỳ.
Nhằm thúc đẩy vận tải khách, ngành đường sắt đã điều chỉnh số lượng đoàn tàu và hành trình chạy tàu hợp lý, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Đẩy mạnh chạy tàu khách các cung chặng ngắn nhu cầu hành khách du lịch cao như Hà Nội đi Thanh Hóa, Vinh, Đồng Hới, Huế, Đà Nẵng và ngược lại, Sài Gòn đi Nha Trang, Phan Thiết, Đà Nẵng và ngược lại,...
Bên cạnh đó là các chính sách giá vé linh hoạt, điều chỉnh tăng - giảm tùy thuộc số lượng hành khách đi tàu theo đoàn, cung chặng và thời điểm vận chuyển, vì vậy đã thu hút khách du lịch.
Về vận tải hàng, tổ chức tăng cường chạy tàu hàng, đặc biệt là tàu chuyên tuyến. Tích cực khai thác luồng hàng liên vận quốc tế sau khi ga Kép được phép hoạt động liên vận quốc tế. Bước đầu đã vận chuyển container nông sản theo mùa phục vụ xuất khẩu như vải thiều.
Giá cước cũng điều chỉnh linh hoạt theo tùy theo mặt hàng, cự ly, thời điểm, loại toa xe vận chuyển và loại tàu. Tuy nhiên sản lượng, doanh thu chưa đạt kế hoạch do nhu cầu chung của thị trường giảm sút.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm