Thị trường hàng hóa
Theo đó, mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại các tổ chức tín dụng là 6%/năm, thay vì 5%/năm như mức cũ.
Riêng quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa cho tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 6,5% một năm.
Với khoản tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, trần lãi suất được nâng từ 0,5% lên 1% một năm.
Bên cạnh đó, 2 loại lãi suất điều hành khác gồm lãi suất tái cấp vốn; tái chiết khấu cũng tăng thêm 1 điểm phần trăm, lên tương ứng 6% một năm và 4,5% một năm.
Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế tăng từ 4,5%/năm lên 5,5%/năm.
Quyết định tăng lãi suất điều hành được Ngân hàng Nhà nước giải thích do áp lực lạm phát toàn cầu ở mức cao. Trong bối cảnh này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã 5 lần điều chỉnh tăng lãi suất mục tiêu lên mức 3 - 3,25% một năm và dự báo còn tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm 2022 và năm 2023.
Ngoài ra, việc đồng USD lên giá mạnh đã làm gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát.
Trước đó, ngày 23/9, Ngân hàng Nhà nước đã tăng một loạt lãi suất điều hành sau thời gian giữ ổn định kể từ tháng 10/2020 đến nay.
Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường để kịp thời điều hành linh hoạt, đồng bộ các giải pháp, công cụ chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước cho biết sẵn sàng can thiệp thị trường tiền tệ, ngoại hối để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, góp phần ổn định thị trường, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm