Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
21:00 19/03/2023

Ngân hàng Nhà nước đang bàn về cho vay trên môi trường điện tử

Ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, NHNN đã ban hành Thông tư về bảo lãnh điện tử và sắp tới đây, Thống đốc chỉ đạo việc cho vay trên môi trường điện tử mà các ngân hàng khá quan tâm.

Ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc NHNN cho biết, Thống đốc chỉ đạo việc cho vay trên môi trường điện tử mà các ngân hàng khá quan tâm

Việt Nam cần lộ trình nhanh chóng để áp dụng năng lượng xanh và khuôn khổ tài chính xanh

Tại VBF 2023, bà Michele We, Trưởng Nhóm công tác Ngân hàng cho rằng, kế hoạch chuyển đổi số và cam kết bền vững của Việt Nam cần đến định hướng của Chính phủ và NHNN trong việc xây dựng Chính phủ điện tử và chương trình chuyển đổi số quốc gia; sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng và các cam kết tài trợ tài chính bền vững; xây dựng chiến lược quản lý rủi ro môi trường và xã hội với các nội dung môi trường xanh được lồng ghép trong quy trình thẩm định tín dụng và quy trình - sổ tay quản lý/kiểm soát rủi ro môi trường – quản trị - xã hội (ESG); huy động vốn và nguồn lực cho phát triển bền vững tại Việt Nam.

Để thực hiện những mục tiêu này, Nhóm công tác Ngân hàng khuyến nghị Việt Nam cần lộ trình nhanh chóng để áp dụng năng lượng xanh và khuôn khổ tài chính xanh phù hợp cho các dự án có khả năng vay vốn ngân hàng, như: phát triển các công cụ tài chính chuyển tiếp, chuẩn bị cho báo cáo môi trường – quản trị - xã hội (ESG); bắt đầu chuyển đổi danh mục đầu tư, các yếu tố trong quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng.

Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng mong muốn Chính phủ thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính, hỗ trợ tài trợ chuyển đổi với một số khuyến nghị, như: hướng dẫn chi tiết hơn về định nghĩa xanh, tiêu chí đánh giá - tiêu chuẩn báo cáo, phát triển thị trường trái phiếu xanh; đòn bẩy về tài chính hỗn hợp.

"Điều này có nghĩa là Quy hoạch Điện VIII cần cung cấp lộ trình rõ ràng của các dự án, một chính sách cụ thể về đảm bảo tỷ giá hối đoái, khả năng tài trợ năng lượng nhiều hơn đáng kể và hợp đồng mua bán điện đạt tiêu chuẩn vay vốn ngân hàng", bà Michele We nói.

Việt Nam cũng cần phối hợp làm việc giữa các bộ ngành với Nhóm các nước đối tác quốc tế (IPG) và Liên minh tài chính Glasgow cho Net Zero (GFANZ) dưới sự bảo trợ của Thỏa thuận Hợp tác Chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) trong Kế hoạch huy động nguồn lực cho Việt Nam.

Thay mặt Nhóm công tác Ngân hàng, bà Michele We đóng góp 4 kiến nghị:

Một là, Việt Nam cần nỗ lực gấp đôi để đẩy mạnh triển khai số hóa gắn với Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử và chương trình chuyển đổi số hướng tới tăng trưởng xanh và biến đổi khí hậu.

Theo bà bà Michele We, việc đồng bộ hóa các quy định cũng đặc biệt quan trọng để thúc đẩy toàn diện quá trình số hóa, đòi hỏi sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý (Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, NHNN...) để hoàn thiện khung pháp lý quản lý rủi ro liên quan đến an ninh mạng, định danh điện tử, xác thực điện tử, giao dịch điện tử, bảo vệ dữ liệu cá nhân, ưu tiên cho phép thực hiện toàn bộ quy trình định danh eKYC, công nhận chữ ký điện tử/định danh điện tử trong các thủ tục pháp lý và nghĩa vụ lưu trữ dữ liệu cụ thể.

Hai là, về tăng trưởng xanh, bà Michele We cho rằng, ngành tài chính - ngân hàng phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp hướng tới thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam. Tiến trình này sẽ tăng tốc khi các đối tác trong khuôn khổ JETP tiếp tục làm việc để tạo điều kiện lưu chuyển dòng tài chính khu vực tư nhân.

Ba là, đối với lĩnh vực bất động sản/thị trường trái phiếu doanh nghiệp, theo bà Michele We, các dấu hiệu suy yếu trong tăng trưởng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã đặt ra một thách thức đối với các doanh nghiệp bất động sản trong việc huy động vốn và có thể dẫn đến biến động hệ thống tài chính trong ngắn hạn. Do đó, Chính phủ cần đề ra một kế hoạch phục hồi thị trường với sự hỗ trợ của Bộ Tài chính và NHNN để bảo đảm hoạt động an toàn của hệ thống tài chính.

Mặc dù lạm phát của Việt Nam đã được kiểm soát cho đến thời điểm này, nhưng bà Michele We cho rằng, những áp lực về giá cả vẫn là một thách thức lớn trong năm 2023, do tác động từ những yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu. Do đó, bà kiến nghị NHNN luôn thận trọng với lạm phát, sự suy yếu của đồng nội tệ (VND) và các dấu hiệu bất ổn tài chính, cùng với mục tiêu tăng trưởng tín dụng phù hợp, tập trung cho đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng.

"Cuối cùng, chúng tôi mong muốn NHNN phân bổ tín dụng hợp lý để đảm bảo nhu cầu của các ngân hàng, cũng như đáp ứng việc tiêu dùng của người dân", bà Michele We tóm lại.

Bà Michele We cho rằng, ngành tài chính - ngân hàng phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp hướng tới thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam

NHNN đang bàn về cho vay trên môi trường điện tử

Tại VBF 2023, ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đã nhận được 34 kiến nghị của Hiệp hội, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp. Trong đó có 12 kiến nghị đã được xử lý xong, 9 kiến nghị liên quan đến bộ, ngành, NHNN đang xử lý và 13 kiến nghị đã làm việc trực tiếp với Nhóm công tác Ngân hàng và đang tích cực xử lý.

"Trong đó, đặc biệt lưu tâm đến các vấn đề Nhóm công tác Ngân hàng có nêu là chuyển đối số. Đây là vấn đề được Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm và chỉ đạo trong suốt thời gian vừa qua", Phó Thống đốc nói.

Cho biết, ngành ngân hàng là ngành đầu tiên ban hành Thông tư về eKYC, về xác thực điện tử, ông Dũng khẳng định, đây là chìa khóa để thực hiện chuyển đổi số và thực hiện ngân hàng số.

"NHNN đã ban hành Thông tư về bảo lãnh điện tử và sắp tới đây, Thống đốc chỉ đạo việc cho vay trên môi trường điện tử mà các ngân hàng khá quan tâm. Chúng tôi đang phối hợp với các bộ, ngành xử lý vấn đề giao dịch điện tử, chữ ký điện tử cho hoạt động ngân hàng, hy vọng sẽ thu được kết quả tích cực đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống ngân hàng", Phó Thống đốc thông tin thêm.

Liên quan đến tín dụng xanh, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị nêu rõ tập trung xây dựng cơ sở pháp lý để phát triển tín dụng xanh, xây dựng kế hoạch hành động của ngành ngân hàng để triển khai Chiến lược quốc gia về tín dụng xanh. Trong đó, ưu tiên tập trung vào việc phối hợp với các tổ chức quốc tế để huy động các nguồn vốn quốc tế phục vụ phát triển tín dụng xanh.

Về vấn đề điều hành chính sách tiền tệ, Phó Thống đốc cho hay, NHNN đã ban hành quyết định hạ lãi suất điều hành xuống 1% và hạ lãi suất cho vay qua đêm 1%.

"Đây là một tín hiệu khá tốt với thị trường. Thông qua việc hạ lãi suất này, nhiều ngân hàng đã hạ lãi suất huy động và chúng ta thấy có cơ sở để hạ lãi suất cho vay, tạo động lực tốt cho phát triển sản xuất kinh doanh", Phó Thống đốc khẳng định.

Đối với vấn đề chính sách tín dụng, Thống đốc NHNN có chỉ thị ưu tiên cấp tín dụng cho những lĩnh vực ưu tiên, trong đó có tín dụng xanh.

"Theo chỉ đạo của Thủ tướng và NHNN, chúng tôi sẽ cố gắng đáp ứng tốt nhất về vốn ngân hàng cho các hoạt động phát triển kinh tế", Phó Thống đốc khẳng định.

Đấy là các vấn đề lớn, còn những vấn đề các ngân hàng và Nhóm công tác Ngân hàng quan tâm, ông Dũng cho hay, chúng tôi cam kết trong thời gian tới tiếp tục phối hợp chặt chẽ để xử lý các vấn đề liên quan trực tiếp đến ngành ngân hàng và phối hợp với các bộ, ngành xử lý các vấn đề liên quan.

"Hiện NHNN và Hiệp hội Ngân hàng, Nhóm công tác Ngân hàng thường xuyên làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội để bàn bạc, trao đổi về hợp đồng điện tử. Đây là vấn đề tác động khá lớn đến ngân hàng", Phó Thống đốc cho biết thêm./.

Đọc thêm

Xem thêm