Thị trường hàng hóa
Theo số liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong tuần trước, lãi suất bình quân một số kỳ hạn có giảm nhẹ xuống chỉ còn 5,19%/năm năm đối với lãi suất qua đêm và 6,08%/năm đối với lãi suất 1 tuần. Trong khi đó, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 2 tuần tăng lên 7,46%, kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng cũng đồng thời tăng lên 10,73%/năm và 10,93%/năm.
Trên thị trường mở, NHNN tiếp tục "bơm" thanh khoản thông qua kênh OMO với tổng giá trị khoảng 32.133 tỷ đồng. Mức lãi suất trúng thầu là khoảng 6% - 6,4%/năm đối với kỳ hạn 14 ngày và 91 ngày. Bên cạnh đó, NHNN cũng không phát hành thêm tín phiếu mới.
Việc NHNN tiếp tục phát hành thêm ở kỳ hạn 91 ngày cho thấy động thái cung cấp thanh khoản cho hệ thống trong dài hạn, một điều thường thấy khi thị trường bắt đầu bước vào giai đoạn trước Tết Nguyên đán.
Cũng trong tuần trước, để thống nhất phương hướng hoạt động, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cũng đã tổ chức cuộc họp với các ngân hàng hội viên để kêu gọi, thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn tối đa ở mức 9,5%/năm (đã bao gồm cả các khoản khuyến mãi cộng lãi suất) nhằm ổn định mặt bằng lãi suất huy động.
Dù đã thống nhất như vậy nhưng trên thực tế, vẫn có ngân hàng đa huy động với mức lãi suất cao từ 10 - 11%/năm. So với cuối năm 2022, nhìn chung thì lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng đã tăng khoảng 3 - 4% tại các kỳ hạn từ 6 đến trên 12 tháng. Điều này đã khiến dòng tiền nhàn rỗi của người dân liên tục được chảy vào kênh tiết kiệm. Theo số liệu thống kê của NHNN thì tổng tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng trong cuối tháng 10 đã đạt tới 11,4 triệu tỷ đồng, tăng tới gần 5.800 tỷ đồng so với tháng 9.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm