Thị trường hàng hóa
Những tháng cuối năm thường là dịp nhu cầu về vốn của người dân, doanh nghiệp tăng mạnh. Thông thường, vào quý 3 hàng năm, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thường rất mạnh bởi đây là thời điểm "nước rút" cho hoạt động sản xuất kinh doanh cuối năm của các doanh nghiệp nên nhu cầu vốn tăng. Thế nhưng, tín dụng tính đến ngày 21/11 mới tăng 8,09%, dù đã có sự tăng trưởng những vẫn còn cách khá xa so với mục tiêu 14% của cả năm.
Để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chú ý đến tín dụng bất động sản và tín dụng sản xuất kinh doanh, nhằm hỗ trợ thị trường, góp phần khôi phục và khơi thông dòng vốn đầu tư và kinh doanh cho nền kinh tế.
Ngay sau khi Thủ tướng có công điện, các ngân hàng thương mại đã lên ngay kế hoạch nhằm tiếp tục cung cấp nguồn vốn với lãi suất hợp lý cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng những tháng cuối năm.
Hiện nhiều ngân hàng thương mại cũng đã dự trù tăng nguồn vốn cho mùa kinh doanh cuối năm. Thậm chí, nhiều ngân hàng còn đề xuất xin thêm hạn mức tín dụng để có thể tăng thêm nguồn vốn phục vụ người dân và doanh nghiệp, qua đó giúp đẩy nhanh phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo Ngân hàng Nhà nước, đến gần cuối 11, tăng trưởng tín dụng mới đạt 8,09%, tức vẫn còn khoảng 6 - 7% vốn tín dụng toàn ngành, tương đương 6.00.000 - 700.000 tỷ đồng cần được giải ngân từ nay đến cuối năm.
Việc đẩy mạnh cung vốn ra nền kinh tế đã được cồng đồng doanh nghiệp phấn khởi đón nhận. Những biện pháp này sẽ tiếp tục góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm nay và những năm tiếp theo.
Như vậy, dư địa để tăng trưởng tín dụng đối với các ngân hàng đang khá dồi dào, nếu được khai thông sẽ hoàn toàn đảm bảo nhu về vốn với lãi suất hợp lý cho người dân, các doanh nghiệp và nền kinh tế trong những tháng cuối năm một cách thông suốt, hiệu quả.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm