Thị trường hàng hóa
Các nhà khoa học từ lâu đã cảnh báo rằng các đợt nắng nóng sẽ trở nên tồi tệ hơn khi tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu do con người gây ra ngày càng gia tăng.
Tại Việt Nam, nhiệt độ có lúc đã lên tới 44,1 độ C vào thứ Bảy ở một số tỉnh thành phía Bắc. Trong khi đó tại Lào, thành phố Luang Prabang đạt 43,5 độ C vào thứ Bảy, phá vỡ kỷ lục quốc gia 42,7 độ C mới chỉ được thiết lập vào tháng trước. Thủ đô Viêng Chăn của Lào cũng phá kỷ lục mọi thời đại vào cuối tuần vừa rồi với nhiệt độ 42,5 độ C.
Trong khi đó ở Thái Lan, thứ Bảy vừa rồi đã chứng kiến nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận ở thủ đô Bangkok, lên tới 41 độ C.
Bangkok chỉ là một trong những khu vực của Thái Lan phải hứng chịu nhiệt độ từ trên 30 độ C đến dưới 40 độ C kể từ cuối tháng 3 đến nay. Vào giữa tháng 4, thành phố Tak phía tây bắc nước này đã trở thành nơi đầu tiên trong cả nước có nhiệt độ 45 độ C, theo dữ liệu từ Cục Khí tượng Thái Lan.
Campuchia cũng đã lập kỷ lục quốc gia mới vào tháng 5, với nhiệt độ 41,6 độ C tại Kratie và Ponhea Kraek. Tại Philippines, nhiệt độ khắc nghiệt đã buộc các trường học phải đóng cửa.
Bên cạnh các quốc gia Đông Nam Á, cuối tuần vừa cũng chứng kiến nhiệt độ kỷ lục ở phía nam Trung Quốc, bao gồm ở tỉnh Hải Nam, nơi chứng kiến ngày nóng nhất từng được quan sát. Một số khu vưc đã chạm mốc 41,5 độ C.
Tháng 4 và tháng 5 thường là những tháng nóng nhất ở Đông Nam Á. Nhiệt độ trên toàn khu vực dự kiến sẽ trở lại gần mức trung bình hơn trong những ngày tới, nhưng các hiện tượng nắng nóng chưa từng có đang trở nên phổ biến hơn khi khủng hoảng khí hậu gia tăng.
Một nghiên cứu năm 2022 đã xác định rằng các đợt nắng nóng nguy hiểm, ở nhiệt độ từ 39,4 độ C trở lên, sẽ xảy ra thường xuyên hơn từ 3 đến 10 lần ngay trong nửa đầu thế kỷ này.
Ở vùng nhiệt đới, bao gồm phần lớn châu Á, nghiên cứu cho thấy những ngày có “nhiệt độ cực kỳ nguy hiểm” - được định nghĩa là 51 độ C - có thể tăng gấp đôi, khiến sức khỏe người dân ở khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm