Thị trường hàng hóa
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), tháng 9, xuất khẩu thuỷ sản ước đạt trên 850 triệu USD. Dù cao hơn 36% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đây là lần đầu sau 7 tháng, xuất khẩu thuỷ sản rơi xuống mức dưới 900 triệu USD.
Tính đến hết quý III, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam chạm mốc 8,5 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 9/2022, tôm là mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với 349 triệu USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2021. Sau tôm, cá tra là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2, đạt 161 triệu USD, tăng 96,7%. Trong bối cảnh lạm phát khiến nhu cầu tại các thị trường chững lại, cá tra được coi là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu.
Tính chung trong 9 tháng 2022, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt mức 8,5 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2021. Với kết quả đạt được này, VASEP dự báo ngành thủy sản Việt Nam có thể chạm mốc 10 tỷ USD trong năm 2022.
Lũy kế 9 tháng, xuất khẩu tôm đã mang về gần 3,4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2021; cá tra cũng thu về gần 2 tỷ USD, tăng 82% các sản phẩm hải sản đạt gần 3,2 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu thuỷ sản sang EU đã vượt 1 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ. Mỹ vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất với gần 1,8 tỷ USD, tăng 22%, xuất khẩu sang các nước CPTPP đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng 41%.
Tại các thị trường, Mỹ tiếp tục là thị trường lẻ xuất khẩu hải sản lớn nhất của Việt Nam, đạt gần 1,8 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2022, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2021. Về tốc độ tăng trưởng, thị trường Trung Quốc dẫn đầu với tốc độ tăng 76%, đạt 1,35 tỷ USD.
Theo VASEP, Trung Quốc vẫn là thị trường mục tiêu của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong những tháng cuối năm, do nhu cầu phục hồi và yếu tố địa lý trong bối cảnh chi phí vận tải vẫn còn cao.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm