Thị trường hàng hóa
Xây dựng thương hiệu là cách bạn tạo nên điểm khác biệt, định hướng nhận thức riêng của mình bằng các chiến thuật và chiến dịch marketing để tạo ra hình ảnh độc nhất trong lĩnh vực kinh doanh.
Khảo sát của Nielson chỉ ra rằng, có đến 59% khách hàng cho biết họ sẽ chọn thương hiệu quen thuộc khi mua hàng. Đây chính là thách thức lớn của những doanh nghiệp nhỏ khi mới bước vào thương trường. Nếu không tạo dựng được thương hiệu riêng, quảng bá thương hiệu đến khách hàng, tạo dựng niềm tin trong lòng khách hàng, bạn sẽ rất khó có thể cạnh tranh được.
Thực tế là đã có rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa do không thể tiêu thụ sản phẩm, không được khách hàng công nhận. Do đó, xây dựng thương hiệu chính là yếu tố nền tảng quyết định đến thành, bại trong kinh doanh.
Trong thời đại mới, bạn hoàn toàn có thể ứng dụng các giải pháp xây dựng thương hiệu mới như:
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng’’ là triết lý kinh doanh được nhiều ông lớn ứng dụng. Công việc đầu tiên khi gia nhập thị trường là bạn cần nghiên cứu thị hiếu khách hàng và đối thủ. Chỉ khi nắm rõ được các đặc điểm thị trường, xu hướng tiêu dùng bạn mới có thể đề ra chiến lược kinh doanh, xác định mặt hàng kinh doanh để thành công sớm.
Đối thủ cạnh tranh trên thương trường chính là những doanh nghiệp, công ty, cửa hàng cung cấp dịch vụ/ kinh doanh mặt hàng giống như bạn. Hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ giúp bạn đề ra chiến lược marketing hiệu quả cho thương hiệu, chỉnh sửa phương án kinh doanh hợp lý nhất.
Thương trường là sân chơi cạnh tranh khốc liệt nhất, không chỉ có các doanh nghiệp lớn với uy tín hàng trăm năm, bạn còn đối mặt với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng lĩnh vực. Giữa hàng trăm, hàng nghìn nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm, bạn cần có chiến lược kinh doanh đúng đắn, tạo sự khác biệt. Có như vậy, khách hàng mới chú ý, quyết định dùng thử dịch vụ, sản phẩm do doanh nghiệp bạn cung cấp.
Điểm mạnh của sản phẩm do bạn tạo ra chính là ưu điểm giúp bạn bứt phá trên thị trường. Khách hàng hiện nay rất thông thái, họ muốn sử dụng những sản phẩm tốt hơn, chất lượng hơn và có ích cho cuộc sống. Do đó, bạn cần tạo ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thực tế của người tiêu dùng, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Những thương hiệu như: Iphone, Chanel, Apple có giá đắt đỏ nhưng vẫn được nhiều người tiêu dùng sẵn sàng bỏ tiền đầu tư. Đó là bởi các ông lớn này chú trọng đến chất lượng sản phẩm, khẳng định khác biệt và đẳng cấp số 1 của mình trên thương trường.
Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng xác định sẽ sử dụng sản phẩm của bạn. Đây có thể là khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng thực tế tin tưởng chọn lựa đơn vị bạn. Xác định đúng khách hàng mục tiêu sẽ giúp việc marketing sản phẩm, quảng cáo sản phẩm dễ dàng và trúng đích.
Muốn thành công trong việc tạo dựng nhận thức, màu sắc riêng cho doanh nghiệp, bạn cần xây dựng được bộ nhận diện thương hiệu đặc trưng. Đó là màu sắc đặc trưng của thương hiệu, logo, slogan, bao bì, nhãn mác…
Trong đó, chú trọng đến logo và slogan của thương hiệu, đây là những mảnh ghép quan trọng giúp nhận diện thương hiệu. Ví dụ, khi nhìn hình ảnh quả táo khuyết trên sản phẩm, người tiêu dùng sẽ hiểu ngay đó là sản phẩm của Apple.
Kinh nghiệm tạo dựng logo thành công, gắn liền với thương hiệu của Steve Jobs là đơn giản và trọng tâm. Khách hàng chỉ có thể ghi nhớ nhanh, có ấn tượng sâu sắc với những logo đơn giản nhưng vẫn thể hiện được đặc trưng của doanh nghiệp.
Với những chia sẻ thiết thực trên đây, hy vọng rằng bạn đã có thêm những kiến thức vững chắc khi bắt đầu xây dựng thương hiệu.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm