Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
20:00 24/03/2023

Mặc kệ vàng thế giới “công phá” mốc 2.000 USD, vàng SJC “rẻ” kỷ lục

Mặc kệ giá vàng thế giới liên tục tăng mạnh và “công phá” mốc 2.000 USD/ounce, giá vàng SJC tăng chậm rãi và trở nên “rẻ” kỷ lục so với giá vàng thế giới.

Giá vàng SJC “rẻ” kỷ lục

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng lãi suất USD đã hỗ trợ mạnh cho thị trường kim loại quý. Giá vàng liên tục tăng cao và nhiều thời điểm “công phá” thành công mốc 2.000 USD/ounce. Đứng trước sức nóng này, giá vàng SJC lại khá thờ ơ, chỉ tăng rất nhẹ.

Tới trưa 24/3, giá vàng SJC vẫn biến động khá chậm chạp, không có quá nhiều thay đổi so với nhiều ngày gần đây.

Cụ thể, Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng SJC ở mức: 66,68 triệu đồng/lượng (mua vào) - 67,33 triệu đồng/lượng (bán ra). Giá vàng rồng Thăng Long trao đổi ở mức: 55,12 triệu đồng/lượng - 56,12 triệu đồng/lượng.

Mặc kệ giá vàng thế giới liên tục tăng mạnh và “công phá” mốc 2.000 USD/ounce, giá vàng SJC tăng chậm rãi và trở nên “rẻ” kỷ lục so với giá vàng thế giới. Ảnh minh họa

Tại Tập đoàn Doji, Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) và Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), giá vàng SJC cũng không được điều chỉnh đáng kể và cùng giao dịch ở mức: 66,55 triệu đồng/lượng - 67,25 triệu đồng/lượng.

Có thể thấy, suốt thời gian qua, giá vàng SJC được bán ra phổ biến ở mức trên 67 triệu đồng/lượng bất chấp dù vàng SJC tăng mạnh từ dưới 1.900 USD/ounce lên vùng 2.000 USD/ounce.

Ở mức giá 2.000 USD/ounce, giá vàng SJC quy đổi đạt khoảng 56,60 triệu đồng/lượng. Như vậy, giá vàng SJC đang đắt hơn giá vàng thế giới khoảng 10,5 triệu đồng/lượng. Đây là mức chênh thấp kỷ lục suốt cả năm qua. Trong năm 2023, mức chênh này phổ biến ở mức 13 - 14 triệu đồng/lượng. Còn trong năm 2022, con số này lên đến 19 triệu đồng/lượng.

Có thể thấy, giá vàng SJC đang trở nên “rẻ” hơn giá vàng thế giới.

Giá vàng “công phá” mốc 2.000 USD/ounce, có thể lập kỷ lục

Thị trường vàng thế giới đang thu hút những người mua mới, đẩy giá lên 2.000 USD/ounce vào thứ Năm do lo ngại về tình trạng hỗn loạn ngân hàng có thể tiếp diễn.

Vàng đã leo lên mức cao 2.006,10/ounce vào thứ Năm. Tại thời điểm đó, giá vàng kỳ hạn tháng 4 trên sàn Comex được giao dịch ở mức 2.000,10 USD, tăng 2,59% trong ngày. Vàng được hỗ trợ sau khi FED “chỉ” tăng lãi suất thêm 0,25% và đưa ra thông điệp bớt “diều hâu”.

Sự thay đổi quan trọng của FED sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank là sự thay đổi từ kỳ vọng "tăng lãi suất liên tục" sang "một số chính sách củng cố bổ sung".

Khi các phóng viên hỏi Chủ tịch FED Powell về ý nghĩa của bài phát biểu mới này của FED, chủ tịch FED trả lời: "Chúng tôi không còn tuyên bố rằng việc tăng lãi suất liên tục là cần thiết để dập tắt lạm phát... Các sự kiện trong hệ thống ngân hàng trong hai tuần qua có thể dẫn đến tín dụng chặt chẽ hơn điều kiện cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, do đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh tế”.

Nói tóm lại, tác động của cuộc khủng hoảng ngân hàng có thể khiến chính sách tiền tệ của FED sẽ có ít việc phải làm hơn.

Và vàng đã phản ứng tích cực với sự không chắc chắn xung quanh cuộc khủng hoảng ngân hàng.

Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA cho biết: “Vàng đang trở thành một giao dịch được yêu thích ở Phố Wall vì nhiều nhà giao dịch vẫn lo lắng sau FED và về việc chính quyền Mỹ sẽ có thể ngăn chặn tình trạng hỗn loạn ngân hàng nhanh như thế nào. Vàng sẽ tỏa sáng ở đây và có vẻ như nó có vị trí vững chắc trên mốc 2.000 USD/ounce. Việc tiến đến gần khu vực kỷ lục không còn xa nữa”.

Và nếu những lo ngại về ổn định tài chính tiếp tục, tiềm năng tăng giá của vàng thậm chí còn cao hơn, theo các nhà phân tích.

Daniel Ghali, chiến lược gia hàng hóa cấp cao của TD Securities, cho biết bất chấp sự không chắc chắn về những gì sẽ xảy ra với tình trạng hỗn loạn của ngành ngân hàng, rủi ro của vàng đang tăng lên, đặc biệt là với kỳ vọng ngày càng tăng về việc cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay.

Người đứng đầu bộ phận chiến lược kim loại của MKS PAMP Nicky Shiels cho biết: "Vàng đã tăng lên 2.000 USD/ounce, từ mức chỉ 1.800 USD/ounce. Chúng tôi tiếp tục cho rằng thất bại của Silicon Valley là một chất xúc tác mới và là nhân tố thay đổi cuộc chơi đối với vàng khi nó chính thức xác nhận rằng FED đã phá vỡ một điều gì đó quan trọng hơn và gần gũi hơn”.

Đọc thêm

Xem thêm