Thị trường hàng hóa
Trong đó, phần lớn tồn kho tập trung chủ yếu vào các phân khúc như nhà ở riêng lẻ, đất nền của các dự án và căn hộ nghỉ dưỡng.
Mặc dù có những dấu hiệu tích cực từ cơ chế và chính sách, cũng như sự điều chỉnh lãi suất ngân hàng, song vẫn hiện tồn tại nhiều dự án bất động sản (BĐS) đang phải tạm ngưng do gặp phải các vấn đề liên quan đến pháp lý, điều chỉnh quy hoạch và biến động trong nguồn cung cấp nguyên vật liệu.
Ngoài ra, khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay cũng đang làm cho việc giải quyết lượng tồn kho BĐS trở nên khó khăn.
Mặc dù giá trị tồn kho BĐS là rất đáng kể, tuy nhiên nhiều chuyên gia vẫn duy trì tinh thần lạc quan vì họ cho rằng tồn kho này sẽ trở thành tài sản quý báu trong giai đoạn sắp tới, khi thị trường bất động sản trở lại với tình trạng thanh khoản tốt hơn.
Trong báo cáo quý II-2023, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương tập trung, khẩn trương rà soát, thống kê số lượng các dự án BĐS đang triển khai trên địa bàn; phân loại khó khăn, vướng mắc để xác định rõ nguyên nhân, kịp thời tháo gỡ thuộc thẩm quyền. Tổng hợp các vướng mắc thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội, trong đó chỉ rõ điều khoản của quy định, văn bản là nguyên nhân của các vướng mắc gửi về tổ công tác để tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Mỗi địa phương phải chú trọng cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc thực hiện thủ tục hành chính liên thông, hành chính điện tử cấp độ 4 để tháo gỡ nhanh khó khăn của các dự án.
Đồng thời, Bộ Xây dựng đề nghị các tỉnh, thành tăng cường kiểm tra, giám sát để hướng dẫn, nhắc nhở, đôn đốc thực thi công vụ có hiệu quả, loại bỏ tâm lý né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm của cán bộ, công chức làm cản trở sự phát triển kinh tế nói chung và việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án, thị trường BĐS nói riêng.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm