Thị trường hàng hóa
Những người mua sắm tiếp tục săn lùng những chiếc túi xách và quần áo đắt tiền hiệu Michael Kors, Coach và Ralph Lauren. Tuy nhiên, do lạm phát, đồng đô-la tăng mạnh, đại dịch Covid-19 đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ của Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Ngoài ra, gián đoạn chuỗi cung ứng, nguyên vật liệu và chi phí lao động tăng cao đã ăn mòn vào lợi nhuận. Tuy nhiên, các công ty cho biết sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong hai năm qua phần lớn là do họ.
Michael Kors (tên ngắn gọn: MK) - thương hiệu thời trang đến từ Mỹ được thành lập vào năm 1981. Michael Kors hiện đã có hơn 550 cửa hàng trong nước và hơn 1500 ở các quốc gia trên toàn thế giới như New York, Beverly Hills, Chicago, London, Milan, Paris, Munich, Istanbul, Dubai, Seoul, Tokyo, Hồng Kông, Thượng Hải và Rio de Janerio. Tuy nhiên, nhãn hàng này đã hạ thấp triển vọng năm tài chính của mình.
Trong khi đó, thương hiệu Capri - sở hữu Versace và Jimmy Choo, hiện dự kiến doanh thu cả năm là 5,7 tỷ USD, giảm so với dự đoán trước đó là 6,1 tỷ USD.
Phần lớn nguyên nhân dẫn đến giảm doanh thu của cả hai gã khổng lồ nêu trên đều do đồng đô-la mạnh lên đã cản trở việc bán hàng hóa của họ ra nước ngoài. Tuy nhiên, Capri cho biết họ cũng đang cảm nhận được lực cản từ Trung Quốc, nơi đang chịu cảnh bùng phát dịch Covid-19 đã cản trở hoạt động kinh doanh của họ, từ đó doanh số bán hàng của họ tại các cửa hàng bách hóa và các nhà bán lẻ bên thứ ba bị chậm lại rõ rệt.
Giám đốc điều hành John Idol (Capri) chia sẻ với với các nhà phân tích vào hôm thứ Tư tuần này: “Về mặt bán buôn, chúng tôi đã ghi nhận những bước tiến chậm chạm, nặng nề. Có lẽ, thời buổi lạm phát tăng cao, nhiều rủi ro cận kề đã khiến người người tiêu dùng “thắt lưng buộc bụng” hơn.
Đồng thời, Tapestry, công ty sở hữu các thương hiệu thời trang xa xỉ như Coach, thương hiệu túi sách hàng hiệu Kate Spade và nhãn hiệu giày dép sang chảnh Stuart Weitzman hiện dự kiến doanh thu ở mức 6,5 tỷ USD - 6,6 tỷ USD, giảm so với dự đoán trước đó là 6,9 tỷ USD.
Hiện tại, tại Hoa Kỳ, tỷ lệ lạm phát đã giảm nhẹ trong tháng 10 từ mức cao nhất trong 4 thập kỷ, nhưng người tiêu dùng vẫn đang trả phải trả nhiều tiền hơn cho nhiều loại hàng hóa so với một năm trước. Do đó, những “tín đồ” thời trang, nhãn hiệu đắt tiền đã giảm chi tiêu mua sắm trong những tháng gần đây.
Bên cạnh những dữ liệu không mấy tích cực, vẫn tồn tại nhiều công ty công bố doanh số bán hàng tăng mạnh trong các quý gần đây, thậm chí họ đang tiếp tục tăng giá mà không gặp phải sự phản đối từ người mua hàng.
Cụ thể, giá bán trung bình cho hàng hóa của Ralph Lauren - thương hiệu thời trang và lối sống mang tính biểu tượng của Mỹ, nổi tiếng nhất với những chiếc “áo Polo” mang tính di sản và giá trị vượt thời gian đã tăng 18% trong giai đoạn gần đây nhất, cao hơn mức tăng 15% trong năm ngoái.
Trong đó, dữ liệu “mạnh nhất ở Bắc Mỹ và Trung Quốc”, nơi doanh số bán hàng đã tăng 30% trong ba tháng kết thúc vào ngày 1 tháng 10. Ở Bắc Mỹ, doanh số bán hàng đã tăng 3%, sau khi tăng 31% trong năm trước.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm