Thị trường hàng hóa
Hàng không là một lĩnh vững đóng góp tương đối nhỏ vào lượng khí thải thay đổi khí hậu, nhưng tỷ trọng của nó dự kiến sẽ tăng lên. Dự kiến sẽ có nhiều người đi máy bay hơn trong những năm tới và hàng không thiếu các giải pháp thay thế sạch hơn, như năng lượng điện vốn đang phổ biến giao thông đường bộ.
Hôm thứ Sáu vừa rồi tại Montreal, đại diện của gần 200 quốc gia trong Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế của Liên Hợp Quốc đã thông qua cái mà cơ quan này gọi là “mục tiêu đầy khát vọng” là đạt mức phát thải “bằng không” vào năm 2050.
Quyết định này là kết quả của một thập kỷ đàm phán và diễn ra khi hàng không chịu nhiều áp lực hơn để giảm phù hợp với các điều kiện của Thỏa thuận Paris năm 2015 về khí hậu, nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Tuy nhiên, nghị quyết của cơ quan Liên Hợp Quốc không đặt ra mục tiêu cho các quốc gia hoặc hãng hàng không riêng lẻ.
Mark Brownstein, một quan chức cấp cao của Quỹ Phòng vệ Môi trường, cho biết nghị quyết này đã làm dấy lên hy vọng rằng du lịch sẽ bền vững hơn. “Nhưng công việc vẫn chưa kết thúc. Bây giờ là lúc các quốc gia phải hành động bằng cách thiết lập các chính sách hỗ trợ việc đạt được mục tiêu”, ông cho biết
Dan Rutherford, người theo dõi vấn đề của Hội đồng Quốc tế về Giao thông Sạch, nói rằng để đạt được mục tiêu ròng bằng 0, “lượng khí thải hàng không sẽ cần phải đạt đỉnh và bắt đầu giảm ngay sau năm 2025, với việc các nước giàu phải đi đầu”.
Các hãng hàng không và chính phủ kỳ vọng sẽ giảm đáng kể lượng khí thải bằng cách chuyển dần từ nhiên liệu máy bay dựa trên dầu hỏa sang nhiên liệu làm từ chất béo, dầu mỡ, thực vật hoặc năng lượng tái tạo.
Liên minh châu Âu đã đề xuất mức thuế cao hơn đối với nhiên liệu hóa thạch bao gồm cả nhiên liệu máy bay. Tuy nhiên, việc đạt mục tiêu có thể đòi hỏi các biện pháp cứng rắn hơn bao gồm giới hạn các chuyến bay - ít nhất là cho đến khi các máy bay lớn chạy bằng năng lượng điện hoặc hydro khả thi trong những thập kỷ tới.
Các hãng hàng không của Mỹ cho biết họ hoan nghênh nghị quyết của cơ quan hàng không của LHQ, điều có thể tránh được sự chắp vá các chính sách của từng quốc gia. Nhóm thương mại công nghiệp gọi cột mốc năm 2050 là "đầy tham vọng", nhưng cho biết các hãng hàng không đã làm việc với chính phủ Mỹ để cung cấp 3 tỷ gallon nhiên liệu hàng không bền vững vào năm 2030.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm