Thị trường hàng hóa
Đầu tháng 12, CNBC đưa tin ngân hàng đầu tư toàn cầu Morgan Stanley sẽ cắt giảm khoảng 2% lực lượng lao động, tương đương 1.600 người. Như vậy, làn sóng sa thải chính thức lan tới ngân hàng toàn cầu.
Cùng với các đối thủ khác như Goldman Sachs, Citigroup và Barclays, ngân hàng đầu tư có trụ sở ở Mỹ đã khởi động lại "nghi thức Phố Wall", vốn bị tạm dừng trong thời kỳ dịch bệnh. Đó là sa thải những nhân viên yếu kém mỗi năm.
Ít nhất 400 vị trí sẽ bị cắt giảm
Ngày 13/12, Bloomberg chứng minh “làn sóng” này ngày càng mạnh mẽ hơn khi cho biết Goldman Sachs có kế hoạch “nối gót” Morgan Stanley.
Cụ thể, trong một bài báo đăng ngày 13/12/2022, Bloomberg cho biết Goldman Sachs Group Inc. đặt mục tiêu cắt giảm thêm ít nhất vài trăm việc làm khi gã khổng lồ Phố Wall tái cấu trúc hoạt động kinh doanh tiêu dùng đang gặp khó khăn và chuẩn bị đối phó với một nền kinh tế không chắc chắn trong năm tới.
Theo những người nắm rõ vấn đề này, ngân hàng đang soạn thảo các kế hoạch có thể loại bỏ ít nhất 400 vị trí khỏi hoạt động ngân hàng bán lẻ đang thua lỗ của mình.
Giám đốc điều hành David Solomon cho biết đợt cắt giảm mới nhất cho thấy công ty mạnh tay hơn trong việc sa thải. Họ loại bỏ những nhân viên làm việc kém hiệu quả, vốn là trọng tâm chỉ vài tháng trước. Giám đốc điều hành gần đây cũng đã báo hiệu rằng ông đang xem xét các lĩnh vực kinh doanh khác để quản lý số lượng nhân viên và hạn chế chi phí.
Công ty đang phải đối mặt với áp lực chi phí ngày càng tăng sau khi chi tiêu đáng kể cho công nghệ và tích hợp các hoạt động. Trong khi đó, các nhà phân tích dự đoán lợi nhuận hàng năm được điều chỉnh của công ty sẽ giảm 44%.
Nhân sự mảng tiêu dùng là “trọng tâm”
Chi phí phình to của bộ phận tiêu dùng, giao dịch chậm lại và giá tài sản sụt giảm là đủ để lấy đi một khoản tiền lớn từ nhóm tiền thưởng của công ty trong năm nay.
“Chúng tôi tiếp tục chứng kiến những cơn gió ngược trên đường chi tiêu của mình, đặc biệt là trong thời gian tới,” Solomon cho biết tại một hội nghị vào tuần trước.
“Chúng tôi đã đưa ra một số kế hoạch giảm thiểu chi phí nhất định, nhưng sẽ mất một thời gian để nhận ra những lợi ích”, Solomon nhấn mạnh.
Dưới thời Solomon, công ty có trụ sở tại New York đã tiến hành các vụ mua lại để tăng cường các ngành kinh doanh bên ngoài hoạt động lõi ở Phố Wall nhằm xây dựng một công ty đa dạng hơn.
Điều đó đã góp phần làm tăng số lượng nhân viên. Lực lượng lao động của ngân hàng đã vượt 49.000 trong quý 3 năm nay, tăng 34% kể từ cuối năm 2018. Ngân hàng không tiết lộ có bao nhiêu người làm việc trong hoạt động tiêu dùng.
Ngành kinh doanh tiêu dùng sẽ tạm dừng cho vay trong những tháng tới. Những khoản vay không có bảo đảm là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Goldman rời khỏi việc phục vụ giới thượng lưu tài chính.
Tăng trưởng tốt trong quý 3
Ngân hàng vẫn cam kết phát triển sản phẩm dễ thấy khác của mình - tài khoản tiết kiệm lãi suất cao đã giúp thu hút tiền gửi của người tiêu dùng.
Ngân hàng cũng đang xem xét chi nhánh cho vay trả góp GreenSky - một liên doanh mà Goldman đã hoàn tất việc mua lại vào tháng Ba.
Dư địa cho những khoản vay như vậy đã trở nên chật chội vào thời điểm mối lo ngại về sức mạnh của nền kinh tế ngày càng gia tăng.
Vào tháng 10, Goldman cho biết họ sẽ đưa GreenSky vào một lĩnh vực kinh doanh mới có tên là Giải pháp nền tảng, cũng bao gồm đơn vị thẻ tín dụng non trẻ của công ty và chi nhánh ngân hàng giao dịch. Giải pháp nền tảng dự kiến sẽ báo lỗ tăng cao khi số liệu của nó được tiết lộ vào tháng tới.
Có thể thấy, Goldman Sachs đã cơ cấu lại sản phẩm và sẵn sàng cho một đợt cắt giảm nhân sự đáng kể bất chấp ngân hàng vừa có một kỳ hoạt động khá thành công.
Hồi tháng 10 năm nay, cổ phiếu Goldman Sachs đã tăng 2,33%, sau khi báo cáo lợi nhuận quý 3 với doanh thu và lợi nhuận cùng vượt kỳ vọng.
Tuy nhiên, lo lắng của Goldman Sachs không hề thừa khi trước đó, Goldman Sachs đã suy giảm tới 47% lợi nhuận trong quý 2.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm