Thị trường hàng hóa
Báo cáo từ Haitong Securities công bố hôm 29/12 cho biết, sản xuất cơ điện, cùng với ngành dệt may sẽ là những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Trong 11 tháng đầu năm 2022, Liên minh châu Âu (EU) là điểm đến lớn thứ hai đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc (sau Hoa Kỳ) với các lô hàng trị giá 517,9 tỷ USD, chiếm 15,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, theo tính toán của Post dựa trên dữ liệu từ China Customs.
Dẫu vậy, các chuyên gia nhận định, đà tăng trưởng kinh tế của châu Âu sẽ đối mặt với áp lực lớn hơn trong bối cảnh những bất ổn đang diễn ra, cụ thể, giá năng lượng tăng cao, tình trạng lạm phát đình trệ - là sự kết hợp giữa lạm phát cao và đình trệ kinh tế - có thể tiếp diễn vào năm 2023.
Ngoài ra, dưới ảnh hưởng của lạm phát cao và việc Ngân hàng Trung ương châu Âu liên tục tăng lãi suất, tiêu dùng có thể vẫn trì trệ và thiện chí sản xuất và đầu tư của các doanh nghiệp cũng sẽ tiếp tục chịu nhiều tác động tiêu cực.
Ủy ban châu Âu đã ước tính rằng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Liên minh châu Âu sẽ giảm xuống 0,3% trong năm tới, giảm từ mức 3,3% vào năm 2022.
Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát dự kiến sẽ giảm từ 9,3% vào năm 2022 xuống còn 7% vào năm tới.
Trong trường hợp kinh tế EU rơi vào suy thoái vào năm 2023, các ngành như sản phẩm cơ điện bị ảnh hưởng lớn do nhu cầu bên ngoài giảm và chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao có thể gây ra lực cản lớn hơn cả đối với xuất khẩu của Trung Quốc - gần một nửa xuất khẩu của Trung Quốc sang Liên minh châu Âu thuộc về các sản phẩm cơ khí và điện, theo dữ liệu hải quan.
Đồng thời, đối với những ngành như máy tính, công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử và quang học cũng sẽ chịu ảnh hưởng lớn bởi nhu cầu đầu tư, xuất khẩu của quốc gia này được dự kiến còn phải chịu áp lực lớn hơn.
Trong tháng 12, các lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định thay đổi chính sách nghiêm ngặt Zero – Covid do đó Bắc Kinh đã chuyển trọng tâm sang việc đưa nền kinh tế trở lại đúng hướng trong bối cảnh mở cửa trở lại đột ngột.
Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế cho biết vai trò của xuất khẩu, vốn là động lực chính của nền kinh tế Trung Quốc trong hai năm qua có thể là lực cản đối với tăng trưởng vào năm 2023 trong bối cảnh nhu cầu bên ngoài suy giảm, căng thẳng địa chính trị leo thang và sự phục hồi của các ngành sản xuất ở Trung Quốc.
Tháng trước, tổng xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi giảm 0,3% trong tháng 10, dữ liệu từ Hải quan Trung Quốc cho thấy.
Xuất khẩu sang Liên minh châu Âu cũng đã giảm hai tháng liên tiếp, giảm 10,62% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm ngoái.
Các chuyến hàng của Trung Quốc đến Hoa Kỳ cũng giảm 25,43% xuống còn 40,8 tỷ USD trong tháng 11 so với cùng kỳ năm ngoái - đánh dấu mức giảm hàng tháng thứ tư liên tiếp.
Bắc Kinh tuyên bố sẽ “tiếp tục đóng vai trò xuất khẩu trong việc hỗ trợ nền kinh tế” trong hội nghị công tác kinh tế trung ương vào đầu tháng này.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm