Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:00 15/01/2023

Lãi suất tiết kiệm: Vẫn trên 10%/năm, vì sao?

Mặc dù lãi suất tiết kiệm đã “hạ” nhiệt và xuống dưới 9,5%/năm nhưng vẫn không khó tìm được ngân hàng có mức 10%/năm.

Lãi suất huy động vẫn trên 10%/năm

Từ cuối quý 3/2022, lãi suất tiết kiệm đã “nóng” lên rõ nét. Bước sang quý 4, lãi suất thập chí còn lập “đỉnh” 13,25%/năm. Đây là điều được dự báo trước sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành để đối phó với tình trạng tỷ giá USD/VND tăng mạnh, vượt mốc 25.000 đồng/USD trên thị trường ngân hàng và 26.000 đồng/USD trên thị trường tự do.

Động thái tăng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước được đánh giá là phù hợp và kịp thời so với tình hình thế giới. Sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) liên tục tăng lãi suất đồng USD, rất nhiều quốc gia theo chân FED, bước vào chu kỳ thắt chặt tiền tệ.

 

GPBank duy trì chính sách lãi suất tiết kiệm 10%/năm trong thời gian khá dài. Ảnh: Hoàng Tú

Tuy nhiên, để hỗ trợ doanh nghiệp, cuối năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng phải giảm lãi suất. Bên cạnh đó, Hiệp hội Ngân hàng kêu gọi các ngân hàng đưa mặt bằng lãi suất huy động xuống dưới 9,5%/năm và nhận được sự đồng thuận cao.

Tuy nhiên, hiện tại, không khó để tìm ngân hàng có lãi suất huy động từ 10%/năm trở lại. Đó là Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank). Trong suốt thời gian dài qua, 10% là mức được GPBank duy trì ổn định.

Trong khi đó, vẫn có đơn vị dù niêm yết lãi suất ở mức chỉ khoảng 9%/năm nhưng thực tế mức áp dụng lại cao hơn rất nhiều, lên đến 10,5%/năm. Tại một ngân hàng có vốn điều lệ trên 6.500 tỷ đồng, khi gửi tiết kiệm với số tiền từ 200 triệu đồng lên, khách hàng sẽ được hưởng lãi suất 10,5%/năm cho các kỳ hạn từ 6 tháng tới 12 tháng.

Còn tại Ngân hàng Đông Á (DongA Bank), kể từ ngày 26/12/2022, mức cao nhất được xác định là 9,5%/năm, áp dụng cho các kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng. Tuy nhiên, DongA Bank tính thêm cho khách Biên độ cộng.

Biên độ cộng được áp dụng theo Quyết định số 4174/QĐ-DAB-KDNV ban hành ngày 28/11/2022 cho đến khi có thông báo thay đổi. Trước đó, sau khi áp dụng Biên độ cộng, lãi suất huy động cao nhất tại DongA Bank lên đến gần 11%/năm.

Áp lực tăng lên mặt bằng lãi suất vẫn còn

Hiện tại, dù lãi suất đang “hạ nhiệt” nhưng các dữ liệu kinh tế cho thấy áp lực tăng lên mặt bằng lãi suất vẫn còn.

Công ty chứng khoán VCBS đã đưa ra dự báo về lãi suất dựa trên cơ sở phân tích lạm phát.

Theo VCBS, số liệu lạm phát năm tới được dự báo ở mức cao hơn năm 2022 ở mức đáng kể với lạm phát kỳ vọng cao đặc biệt trong 6 tháng đầu năm.

Trong trường hợp tiền đồng giảm giá so với USD trong thời gian dài và vượt kỳ vọng, đi cùng với giải ngân đầu tư công đẩy mạnh, CPI so với cùng kỳ nhiều khả năng duy trì quanh 4,5% trong hầu hết năm, số liệu lạm phát trung bình duy trì trên gần ngưỡng 5 ngay trong các tháng đầu năm, trước khi giảm nhẹ về quanh ngưỡng 4,5%.

Theo đó, mặc dù chỉ tiêu lạm phát đã được điều chỉnh trong năm 2023 lên 4,5%, Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ có ít không gian điều hành đối với chính sách tiền tệ. Theo VCBS, lãi suất huy động dự báo tăng thêm ít nhất 100-150 điểm cơ bản (1%-1,5%)

VCBS bình luận thêm sau sự việc liên quan đến ngân hàng SCB, Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định ưu tiên cao nhất của là đảm bảo thanh khoản, giữ ổn định an toàn hệ thống. Tuy vậy, trong môi trường không thuận lợi, lãi suất còn dư địa tăng, ngân hàng thương mại cổ phần vừa và nhỏ sẽ buộc phải giữ mức lãi suất cao để đảm bảo nhu cầu huy động.

VCBS đánh giá áp lực tăng lên mặt bằng lãi suất vẫn còn. Nhìn chung, lãi suất- chi phí đầu vào của nền kinh tế tăng là thông tin không tích cực với nền kinh tế. Cũng cần lưu ý thêm, xu hướng này cũng đã đang và sẽ được ghi nhận ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Điểm tích cực là việc Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra thông điệp điều hành về việc tiếp tục điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.

Theo đó, VCBS dự báo trong điều kiện thuận lợi, lãi suất điều hành có thể không tăng thêm trong năm 2023 và mặt bằng lãi suất kỳ vọng sau khi đạt đỉnh trong nửa đầu 2023 sẽ đi ngang và dần hạ nhiệt nửa cuối năm 2023.

Đọc thêm

Xem thêm