Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
12:15 26/01/2023

Lãi suất huy động “đại chiến”: Ngân hàng nào hút nhiều tiền?

Từ cuối quý 3 tới cả quý 4/2022, ngành ngân hàng bước vào “cuộc đua” lãi suất huy động. Một số ngân hàng thành công khi thu hút được lượng tiền gửi lớn.

Áp lực huy động vốn tăng chậm và lãi suất đồng USD “leo thang”

Một trong những vấn đề của ngành ngân hàng trong 9 tháng đầu năm là chỉ tiêu Huy động vốn tăng trưởng chậm lại và đồng USD “leo thang”.

Cụ thể, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, từ đầu năm đến ngày 25/10/2022, tín dụng đã tăng 11,5%. Còn nếu so với cùng kỳ năm ngoái, tăng trưởng tín dụng hiện đã tăng trên 17%, là mức cao so với cùng kỳ nhiều năm trước đây.

Đáng quan ngại ở chỗ, tín dụng tăng mạnh nhưng tốc độ huy động vốn chỉ tăng khoảng 4,6% so với đầu năm, tức là chỉ bằng 1/3 so với tốc độ tăng trưởng của tín dụng.

Từ cuối quý 3 tới cả quý 4/2022, ngành ngân hàng bước vào “cuộc đua” lãi suất huy động. Một số ngân hàng thành công khi thu hút được lượng tiền gửi lớn. Ảnh minh họa

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà nhận định: “Điều này đặt ra thách thức đối với hệ số sử dụng vốn của hệ thống ngân hàng rất cao, cũng như gây quan ngại về thanh khoản của hệ thống ngân hàng vì có huy động tiền được mới cho vay được nền kinh tế”.

Áp lực càng nặng nề hơn khi đồng USD “nóng” lên trên phạm vi toàn cầu.

Cuối quý 3/2022, Cục Dự trữ liên bang Mỹ bắt đầu chính sách thắt chặt tiền tệ khiến lãi suất đồng USD liên tục tăng mạnh, từ đó gây áp lực lên tỷ giá USD/VND. Nhằm đối phó với tình trạng đồng đô la Mỹ “nóng” lên, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng lãi suất điều hành.

Kết quả là hệ thống ngân hàng bước vào “cuộc đua” lãi suất huy động. Từ mặt bằng chung chỉ hơn 7%/năm (kỳ hạn 12 tháng”, lãi suất tiền gửi vọt lên mức trên 10%/năm, thậm chí có đơn vị đạt “đỉnh” 13,25%/năm.

Khi lãi suất huy động “đại chiến”, một số ngân hàng đã thành công và thu hút được lượng tiền gửi không nhỏ từ khách hàng.

Huy động vốn tăng vọt nhờ tăng lãi suất

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) có thời điểm đứng đầu trong danh sách Các ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất lên đến 10,5%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 13 tháng. Các kỳ hạn 12, 18, 24 và 36 tháng tại Saigonbank cũng được trả lãi 10% năm. Đáng chú ý, Saigonbank không quy định số tiền gửi tối thiểu để được hưởng ưu đãi này.

Tham gia cuộc đua lãi suất huy động đã giúp Saigonbank tăng mạnh tiền gửi của khách. Cụ thể, tại ngày 31/12/2022, chỉ tiêu Tiền gửi của khách hàng tại Saigonbank đạt 20.499 tỷ đồng, tăng 2.394 tỷ đồng, tương đương 13,2% so với cuối năm 2021 và tăng 2.160 tỷ đồng, tương đương 11,8% so với cuối quý 3/2022.

Cần phải nhấn mạnh rằng đà tăng trưởng hầu hết xuất hiện trong quý 4 vì tới cuối quý 3/2022, Tiền gửi của khách hàng vẫn chỉ là 18.339 tỷ đồng, tăng 234 tỷ đồng, tương đương 1,4% so với cuối năm 2021.

Hay nói cách khác, trong 3 quý đầu năm 2022, huy động vốn tại Saigonbank chỉ tăng 1,3% nhưng chỉ trong quý 4/2022 (thời điểm Saigonbank mạnh tay tăng lãi suất tiền gửi), chỉ tiêu này tăng đến 11,8%.

Trước ngược với Saigonbank, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) không duy trì chính sách lãi suất huy động quá cao. Mức cao nhất tại ngân hàng này chỉ là hơn 8%/năm, thấp hơn nhóm Top đầu rất nhiều. Thế nhưng, TPBank lại vượt xa Saigonbank cả về tốc độ tăng trưởng và giá trị huy động vốn.

Cụ thể, tại ngày 31/12/2022, Tiền gửi của khách hàng tại TPBank đạt 194.960 tỷ đồng, tăng 55.398 tỷ đồng, tương đương 39,7% so với cuối năm 2021. Trong đó, 3 tháng đầu năm, chỉ tiêu này chỉ tăng 16,2%. Đà tăng 23,5% còn lại tập trung trong quý 4/2022.

Trong tháng 12/2022, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) nâng lãi suất tiền gửi lên khoảng 9%/năm. Động thái này giúp ABBank cải thiện được rất nhiều về dòng tiền.

Tới cuối quý 3/2022, Huy động vốn của ngân hàng mới chỉ dừng lại ở con số 74.748 tỷ đồng, tăng 6.908 tỷ đồng, tương đương 10,2% so với cuối năm 2021. Thế nhưng, trong quý 4, sau khi tăng mạnh lãi suất, chỉ tiêu này lên tới 84.125 tỷ đồng, tăng 16.285 tỷ đồng, tương đương 24% so với cuối năm 2021.

Như vậy, chỉ trong quý 4, Huy động vốn tại ABBank tăng tới 13,8% so với quý 3/2022. Chỉ trong 1 quý, tốc độ tăng trưởng tiền gửi của ABBank nhiều hơn 3 quý đầu năm cộng lại.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienvietPostBank) cũng đã đưa lãi suất huy động lên đến 9,5%/năm trong tháng 12/2022. Nhờ vậy, người dân tới ngân hàng gửi tiền nhiều hơn.

Hồi cuối năm 2022, Tiền gửi của khách hàng tại LienvietPostBank đạt 215.888 tỷ đồng, tăng 35.621 tỷ đồng, tương đương 19,8% so với cuối năm 2021. Trong khi đó, 3 quý đầu năm, tốc độ tăng này chỉ là 7,3%. Nghĩa là chỉ trong quý 4/2022, huy động vốn tại LienvietPostBank đã tăng 12,5%.

Tăng mạnh lãi suất, tiền gửi của khách hàng tăng chậm

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng bước vào “cuộc đua” lãi suất huy động nhưng không nằm trong Top đầu Các ngân hàng có lãi suất cao nhất.

Trong năm 2023, USD tiếp tục ảnh hưởng tới lãi suất tiền đồng, từ đó tác động tới tình hình huy động vốn của nhiều ngân hàng. Ảnh: Reuters

Chính vì vậy, tốc độ tăng huy động vốn tại Eximbank không quá đột biến. Eximbank ghi nhận chỉ tiêu Tiền gửi của khách hàng tại ngày 31/12/2022 chỉ là 148.615 tỷ đồng, tăng 11.241 tỷ đồng, tương đương 8,2% so với cuối năm 2021.

Tại ngày 30/9/2022, chỉ tiêu này là 145.261 tỷ đồng, tăng 7.887 tỷ đồng, tương đương 5,7% so với cuối năm 2021. Như vậy, trong quý 4/2022, Tiền gửi của khách hàng tăng 2,5% so với cuối quý 3/2022.

Có thể thấy, động thái tăng lãi suất có giúp Eximbank thu hút thêm tiền gửi của khách hàng nhưng đóng góp là không lớn.

Bước sang năm 2023, áp lực lên Huy động vốn tại Eximbank là rất lớn khi lãi suất tiết kiệm tại ngân hàng giảm sâu xuống mức chỉ còn 7,5%/năm, áp dụng cho các kỳ hạn từ 15 tháng đến 36 tháng.

Không chỉ Eximbank, từ cuối tháng 12, sau chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất tiết kiệm. Theo đề nghị của Hiệp hội Ngân hàng, mặt bằng lãi suất mới được thiết lập là 9,5%/năm.

Dù lãi suất huy động đã hạ nhiệt nhưng bức tranh lãi suất là rất khó đoán khi mà FED vẫn có kế hoạch tăng lãi suất đồng USD tới tận năm 2024.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đọc thêm

Xem thêm