Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
06:00 20/12/2022

Lãi suất chênh lớn, người dân tính kế đi vay để… gửi tiết kiệm

Do chính sách lãi suất tại nhiều ngân hàng có mức chênh lệch rất lớn nên người dân đang tính kế đi vay để gửi tiết kiệm.

Kể từ cuối quý 3/2022, lãi suất huy động đồng loạt tăng trên hệ thống ngân hàng, từ đó khiến lãi suất cho vay đạt các mức cao mới. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng tham gia “cuộc đua lãi suất”.

Nhóm “tứ đại gia ngân hàng” và một số ngân hàng ngoại vẫn duy trì chính sách lãi suất thấp hơn khá nhiều so với mặt bằng chung. Từ đó, khiến lãi suất cho vay tại bộ tứ và ngân hàng ngoại thấp hơn khá nhiều lãi suất huy động tại một số ngân hàng nhỏ. Đây là nguyên nhân khiến người dân tính kế đi vay để… gửi tiết kiệm.

Lãi suất chênh lệch lớn

Cuối tuần trước, Hiệp hội Ngân hàng đề nghị các thành viên trong hệ thống đưa lãi suất huy động về mặt bằng chung, dưới 9,5%/năm. Tuy nhiên, cho tới ngày 19/12, mới chỉ một số đơn vị có những sự điều chỉnh đầu tiên. Đa số còn lại vẫn chưa thay đổi biểu lãi suất.

Do chính sách lãi suất tại nhiều ngân hàng có mức chênh lệch rất lớn nên người dân đang tính kế đi vay để gửi tiết kiệm. Ảnh minh họa.

Trong ngày 19/12, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương vẫn sử dụng biểu lãi suất áp dụng từ ngày 25/11/2022. Theo đó, Saigonbank duy trì lãi suất cao nhất 10,5%/năm, áo dụng cho kỳ hạn 13 tháng và trả lãi cuối kỳ.

Trong khi đó, ở các kỳ hạn dài hơn (từ 12 tháng đến 36 tháng), lãi suất huy động khá cao, đạt 10%/năm. Ở các kỳ hạn ngắn (từ 6 tháng tới dưới 12 tháng), lãi suất dao động từ 9,6%/năm đến 9,8%/năm.

Trên website của mình, Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) vẫn chưa thay đổi biểu niêm yết. Theo đó, kỳ hạn từ 13 tháng đến 36 tháng vẫn được hưởng lãi suất lên đến 9,85%/năm. 9,75%/năm là mức dành cho kỳ hạn 12 tháng.

Chưa dừng lại ở đó, với các hợp đồng giá trị trên 500 tỷ đồng, khách được cộng thêm 1,1%/năm. Nghĩa là mức lãi cao nhất lên đến 10,95%/năm. Với các hợp đồng có giá trị thấp hơn, từ 10 triệu đồng tới 100 triệu đồng, khách cũng được cộng thêm 0,7%/năm, đưa mức cao nhất cho khách hàng phổ thông là 10,55%/năm.

Trong khi đó, nhóm “tứ đại gia ngân hàng” và ngân hàng ngoại có lãi suất thấp hơn rất nhiều.

Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Đầu và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngan hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), mức cao nhất cùng là 7,4%/năm cho một số kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Standard Chartered là ngân hàng ngoại duy trì mức lãi suất huy động rất thấp, chỉ 4%/năm.

Tính kế đi vay để… gửi tiết kiệm

Anh Nguyễn Thanh (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) sớm nhìn ra chênh lệch này trên thị trường. Anh chia sẻ: “Tôi đã có nhiều năm vay vốn tại một ngân hàng của Mỹ ở Việt Nam. Lãi suất vay tín chấp của tôi là 9%/năm. Nếu tôi đi vay, rồi mang đi gửi tiết kiệm, tôi sẽ nhận được lãi suất từ 11%/năm đến 13,25%/năm. Như vậy, tôi sẽ ăn chênh lệch từ 2% đến 4,25%/năm. Đây là ý kiến không tồi”.

Theo anh Thanh, lợi ích của anh sẽ còn cao hơn nếu anh vay theo hình thức có tài sản đảm bảo. “Hiện tại, tôi chưa biết chính xác lãi suất có tài sản đảm bảo là bao nhiêu. Nhân viên tư vấn yêu cầu tôi đưa thông tin chính xác về tài sản, họ mới đưa ra được con số chuẩn. Nhưng chắc chắn, lãi suất cho vay có tài sản đảm bảo chắc chắn sẽ thấp hơn lãi suất cho vay tín chấp”, anh tin rằng mình sẽ nhận được ưu đãi tốt hơn.

Có thể thấy, chênh lệch lãi suất huy động giữa nhóm “tứ đại gia ngân hàng” và mức cao nhất trên thị trường (13,25%/năm) lên đến 5,85%/năm đủ dư địa để người dân thực hiện kế hoạch đi vay để gửi tiết kiệm.

Tuy nhiên, “mẹo” này không tốt cho thị trường và không phù hợp với định hướng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo hệ thống ngân hàng phải giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định các ngân hàng thương mại cần coi việc giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế là trách nhiệm; tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động một cách tích cực nhất để có thể giảm lãi suất; giảm lãi suất thực chất, giảm lãi suất nhưng không được tăng các loại phí; tập trung giải ngân vào những lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp - nông thôn, xuất khẩu, sản xuất hàng phụ trợ, vào các lĩnh vực thuộc động lực tăng trưởng của nền kinh tế,…

 

Đọc thêm

Xem thêm