Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:00 11/07/2024

Kỳ vọng huy động vốn tăng hơn 10% trong năm nay

Huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng được kỳ vọng sẽ tăng 10,1% trong năm nay, cao hơn dự báo.

Huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng được kỳ vọng sẽ tăng 10,1% trong năm nay, cao hơn dự báo. Đây là thông tin đáng chú ý từ Kết quả điều tra Xu hướng kinh doanh quý III/2024 của Vụ Dự báo, Thống kê - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Kỳ vọng huy động vốn tăng hơn 10% trong năm nay

 

Các tổ chức tín dụng (TCTD) dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng sẽ tốt hơn trong quý III, khi nền kinh tế có nhiều diễn biến tích cực và phục hồi; trong đó, nhu cầu vay vốn được kỳ vọng cải thiện nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và thanh toán.

Theo khảo sát, huy động vốn toàn hệ thống được kỳ vọng tăng bình quân 3,3% trong quý III/2024 và tăng 10,1% trong năm 2024, điều chỉnh cao hơn mức dự báo 9,9% ghi nhận tại kỳ điều tra trước. Đây cũng là yếu tố được các chuyên gia ngoài các TCTD tham gia khảo sát cho rằng hoàn toàn có khả năng xảy ra, khi trên thị trường, các kênh đầu tư thụ động đang bớt hấp dẫn trong khi lãi suất huy động tăng trở lại, hứa hẹn việc thu hút dòng tiền tiết kiệm tiếp tục tăng trưởng.

Thực tế, "sóng" tăng lãi suất tiết kiệm đã được các ngân hàng duy trì từ tháng 5 đến nay với hàng chục đợt tăng lãi suất, thậm chí có ngân hàng tăng lãi suất tới 3-4 lần chỉ trong vòng 1 tháng.

Nếu tính trong tháng 6, thị trường đã ghi nhận 24/36 ngân hàng thương mại trong nước tăng lãi suất huy động, trong khi chỉ có 2 ngân hàng giảm lãi suất ở một số kỳ hạn.

Ngay từ đầu tháng 7, đã có thêm ngân hàng thông báo tăng lãi suất tiết kiệm như: SeABank, NCB, Eximbank.

Cách đây một tháng, hầu hết ngân hàng đều niêm yết lãi suất kỳ hạn 6 tháng dưới 4,9%/năm, nhưng hiện đã có nhiều ngân hàng niêm yết lãi suất trên 5%/năm cho các kỳ hạn này. Đối với kỳ hạn 12 tháng, hầu hết các ngân hàng tư nhân đã trả lãi suất huy động từ 5% - 6%/năm.

Trong báo cáo về ngành ngân hàng mới đây, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo mặt bằng lãi suất huy động sẽ liên tục duy trì ở ngưỡng cao trong thời gian tới.

Nguyên nhân của mặt bằng lãi suất cao xuất phát từ bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng từ quý III với các yếu tố tăng lương, chênh lệch tỷ giá USD/VND.

Các chuyên gia phân tích thuộc VCBS dự báo mặt bằng lãi suất huy động sẽ nhích nhẹ trong quý III khoảng 0,3-0,5 điểm %. Đồng thời, áp lực tăng có thể gia tăng trong quý IV và kỳ vọng cả năm lãi suất có thể đi lên với mức 0,5-1 điểm %.

Theo kỳ vọng, dư nợ tín dụng toàn hệ thống sẽ tăng bình quân 3,7% trong quý III/2024 và tăng 14,1% trong năm 2024, điều chỉnh tăng 0,47% so với mức dự báo 13,6% tại kỳ điều tra trước. Đây cũng là dự báo có tính khả thi và thậm chí có phần thận trọng khi tín dụng đã bắt đầu khởi sắc trở lại từ nửa cuối tháng 5, dự kiến đã tăng nhanh từ tháng 6 trở đi. Tuy vậy, vẫn có khoảng cách so với mục tiêu cao NHNN đặt ra là 15% - chưa gồm khả năng nới chỉ tiêu tăng trưởng.

Đọc thêm

Xem thêm