Thị trường hàng hóa
Với nguồn cung ngoại tệ khan hiếm, Rafik Clovis, tiểu thương tại ở Ai Cập đã dành tháng 12 để hồi hộp chờ đợi xem liệu các ngân hàng có thể cấp 67.000 đô la tài trợ cho anh trong việc nhập khẩu một lô hàng phụ tùng ô tô từ châu Âu hay không.
Nhưng đến cuối năm, khan nguồn tiền, lượng hàng nhập khẩu của anh vào năm 2022 chỉ bằng 1/10 so với mức nhập khẩu của một năm bình thường.
“Không có đô la và tôi không biết hoàn cảnh của mình sẽ được giải quyết như thế nào. Tôi có năm nhân viên, và bây giờ chúng tôi đang sống nương nhờ vào những gì chúng tôi kiếm được trong những năm trước”, Clovis nói.
Tình trạng khó khăn của nhà nhập khẩu được nhiều doanh nghiệp chia sẻ khi Ai Cập phải vật lộn với cuộc khủng hoảng ngoại tệ. Ba tuần đầu tiên sau xung đột Nga - Ukraine đã khiến 20 tỷ đô la “chảy ra” khỏi Ai Cập khi loạt nhà đầu tư nước ngoài đổ xô tìm đến nơi trú ẩn an toàn.
Mặc dù có 13 tỷ USD tiền gửi từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ả Rập Xê-út và Qatar và 3,3 tỷ USD khác từ việc bán tài sản cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào năm 2022, nhưng nguồn cung ngoại tệ vẫn rất thiếu đối với quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu này.
Một tuần trước, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi tuyên bố, các ngân hàng sẽ đảm bảo số ngoại tệ cần thiết để giải quyết một lô hàng nhập khẩu tồn đọng trong vòng bốn ngày, mà không đi vào chi tiết. Theo Thủ tướng Mostafa Madbouly, hàng hóa trị giá 9,5 tỷ đô la vẫn được giữ tại các cảng của đất nước.
Do Ai Cập là nước nhập khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới thế nên tác động lạm phát của cuộc chiến Ukraine đối với giá cả các mặt hàng cơ bản như lúa mì đã gây thêm áp lực lên nguồn ngoại tệ của đất nước, buộc Ngân hàng Trung ương Ai Cập phải phá giá đồng bảng Anh vào tháng 3 và tháng 10.
Được biết, trong tháng 11, tỷ lệ lạm phát của quốc gia này lên tới 18,7%, mức cao nhất trong 5 năm.
Lần thứ tư trong sáu năm, Ai Cập phải nhờ đến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tháng trước tổ chức này đã phê duyệt khoản vay 3 tỷ USD trong vòng 4 năm.
Trọng tâm của thỏa thuận là cam kết của Cairo chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt, trong đó các lực lượng thị trường xác định giá trị của đồng tiền - điều mà các chính phủ Ai Cập từ lâu đã không đồng tình.
Trong nỗ lực tiết kiệm ngoại tệ, Ngân hàng Trung ương Ai Cập (CBE) đã đặt ra các hạn chế đối với hàng nhập khẩu vào tháng Ba năm 2022. Ngoài ra, CBE cũng ưu tiên tiếp cận, đặt các mặt hàng cơ bản như thực phẩm thiết yếu và thuốc lên đầu danh sách. Đồng thời, Ngân hàng này cũng đã hủy yêu cầu sử dụng thư tín dụng vào ngày 29 tháng 12.
Ngày 22/12, CBE đã tăng lãi suất thêm 300 điểm cơ bản, đưa lãi suất tiền gửi qua đêm lên 16,25%. Theo công ty tư vấn Capital Economics có trụ sở tại London, mức tăng này đã vượt qua kỳ vọng của các nhà phân tích và phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng về lạm phát và đồng bảng Anh giảm giá tại nước này.
Các doanh nghiệp từ trang trại gia cầm đến nhà sản xuất ô tô đã chịu ảnh hưởng nặng nề ở một quốc gia nhập khẩu hầu hết thực phẩm và nhiều nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp của mình.
Người đứng đầu một doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm phàn nàn rằng các lô hàng ngũ cốc, chủ yếu là đậu nành và ngô, dùng làm thức ăn chăn nuôi, bị kẹt tại cảng vì nguồn tiền hạn chế, cho biết:
“Chúng tôi đang làm việc từng ngày. “Hàng ngày chúng tôi phải đi kiếm thức ăn, và đôi khi không đủ nguyên, vật liệu để chăn nuôi cho cả trang trại”.
Ngành nông nghiệp đã phải “giảm dân số”, cụ thể, nhiều trang trại đã phải "ngậm đắng nuốt cay" bằng cách bán phá giá những vật nuôi trước độ tuổi thường được đưa ra thị trường.
Mặc dù phải bán phá giá, thấp hơn nhiều so với chi phí đầu vào, nhưng những chủ trang trại đâu còn cách nào khác. Trích lời của một chủ trang trại tại Ai Cập, nguồn cung gà được bán lấy thịt thấp hơn “đáng kể” đã khiến giá tăng hơn 50%.
Mohamed Abu Basha, người đứng đầu bộ phận phân tích kinh tế vĩ mô tại ngân hàng đầu tư EFG-Hermes có trụ sở tại Cairo, cho biết việc chuyển sang tỷ giá hối đoái linh hoạt không thể “xảy ra trong một sớm một chiều” và các nhà chức trách cần “lý tưởng nhất là trước tiên xây dựng một vùng đệm ngoại tệ để hỗ trợ xóa các tồn đọng của nhu cầu” trước khi chuyển sang tỷ giá hối đoái.
Theo giới phân tích, CBE có thể giải tỏa những căng thẳng đang mắc phải bằng cách tiếp tục tăng lãi suất, thả nổi đồng tiền và hạn chế nguồn cung chi, dẫu vậy, những tác động đối với giá cả và tăng trưởng là có vấn đề.
Lựa chọn ưu tiên của chính quyền là chờ đợi dòng tiền từ Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả Rập và Ả Rập Xê-út để mua tài sản ở Ai Cập, nhưng điều đó cũng không chắc chắn, một nhà phân tích nói.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm