Thị trường hàng hóa
Theo các nhà nghiên cứu, các nước Liên minh châu Âu (EU) hiện đã phân bổ 681 tỷ euro chi tiêu cho cuộc khủng hoảng năng lượng; Anh đã phân bổ 103 tỷ euro, trong khi đó, Na Uy đã phân bổ 8,1 tỷ euro kể từ tháng 9/2021.
Vì thế, các quốc gia châu Âu đã chi tổng cộng 792 tỷ euro để giải quyết bài toán năng lượng, tăng so với mức 706 tỷ euro trong báo cáo đánh giá gần đây nhất của Bruegel công bố vào tháng 11/2022.
Trên cơ sở tổng chi tiêu của từng quốc gia, Đức đứng đầu bảng, nền kinh tế “đầu tàu” châu Âu đã phân bổ gần 270 tỷ euro để bảo vệ người tiêu dùng khỏi giá năng lượng cao.
Nếu tính bình quân đầu người, Luxembourg, Đan Mạch và Đức là những nước chi tiêu nhiều nhất để ứng phó với tình trạng giá năng lượng tăng vọt.
Trở lại vào tháng 9/2022, Chính phủ Đức đã thông báo sẽ bỏ các kế hoạch trước đó về việc đánh thuế khí đốt đối với người tiêu dùng và thay vào đó đưa ra mức trần giá khí đốt để hạn chế hóa đơn năng lượng tăng vọt, với việc Thủ tướng Đức Olaf Scholz đặt ra 200 tỷ euro (194 tỷ USD) để bảo vệ các công ty và người tiêu dùng trước tác động của giá năng lượng tăng cao.
Theo kế hoạch mới, Berlin đã đưa ra một biện pháp giảm giá khẩn cấp đối với giá khí đốt và điện, đồng thời loại bỏ một khoản thuế khí đốt đã được lên kế hoạch trước đó đối với người tiêu dùng để tránh tăng giá thêm.
Thuế khí đốt, dự kiến có hiệu lực vào tháng 9/2023 và duy trì cho đến tháng 4 năm 2024, nhằm giúp các công ty tiện ích trang trải chi phí thay thế nguồn cung của Nga.
Nhà nhập khẩu khí đốt Uniper của Đức cho biết nước này không loại trừ việc thực hiện phân phối khí đốt vào một thời điểm nào đó sau quyết định của Nga về việc ngừng vô thời hạn dòng khí đốt qua đường ống Nord Stream 1.
Tuy nhiên, các quốc gia EU khác không hài lòng về khoản chi lớn của Đức và các cường quốc kinh tế châu Âu khác,một số thủ đô của EU lập luận rằng việc khuyến khích viện trợ nhà nước nhiều hơn sẽ làm xáo trộn thị trường nội bộ của khối.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm