Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:30 19/04/2023

Không nên lo ngại lạm phát mà quá thận trọng, kìm hãm tăng trưởng

TS. Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng không nên quá lo ngại lạm phát mà quá thận trọng, kìm hãm tăng trưởng.

Nền kinh tế trong nước đã trải qua quý đầu tiên của năm 2023 đầy khó khăn. TS. Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia trả lời phỏng vấn của Nhà báo và Công Luận về việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô năm 2023.

Nhìn lại tình hình kinh tế quý I, theo ông có những điểm sáng nào cần duy trì và khơi sáng hơn?

Diễn biến bất lợi của tình hình thế giới đã ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế trong nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thu hút FDI… gặp nhiều khó khăn, đã tác động trực tiếp làm tăng trưởng kinh tế quý I thấp hơn kịch bản đề ra. Nhìn lại quý I, chúng tôi thấy có 6 điểm sáng:

Thứ nhất, Chính phủ quyết liệt, nỗ lực duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, với Nghị quyết 01 cùng nhiều nghị quyết, chỉ thị và công điện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó tập trung tháo gỡ vướng mắc trong các lĩnh vực y tế, pháp lý, thị trường vốn, bất động sản, xăng dầu và xuất nhập khẩu... là những điểm nóng thời gian qua.

 

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia.

Thứ hai, lĩnh vực dịch vụ phục hồi tốt là động lực chính cho tăng trưởng cùng với đóng góp khá ổn định của lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ ba, lạm phát đã qua đỉnh và có dấu hiệu hạ nhiệt, được kiểm soát ở mức phù hợp, cho thấy các biện pháp kiểm soát đã dần phát huy tác dụng cùng với đà giảm giá và lạm phát của thế giới.

Thứ tư, các cân đối lớn được đảm bảo, lãi suất giảm dần, tỷ giá ổn định.

Thứ năm, với những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, các Tổ công tác và nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương, giải ngân đầu tư công được thúc đẩy và cải thiện rõ rệt, đã đạt kết quả tích cực và là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thứ sáu, thu ngân sách nhà nước (NSNN) duy trì xu hướng tích cực. Cơ cấu nguồn thu bền vững hơn với tỷ trọng thu nội địa chiếm 83,8% tổng thu NSNN.

Vậy ông dự báo như thế nào về triển vọng kinh tế năm nay?

Với kết quả tăng trưởng khá thấp của quý I, mức nền cao của quý II và cả năm 2022, và trong bối cảnh tình hình thế giới còn nhiều khó khăn, trong nước còn tồn tại nhiều vấn đề cần thời gian xử lý, chúng tôi dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 có thể đạt 5,5-6% (theo đánh giá hiện tại của chúng tôi).

Dù Trung Quốc đã mở cửa từ tháng 1/2023 sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng, thương mại, đầu tư, du lịch... toàn cầu và Việt Nam, song sẽ khó bù đắp được tác động tiêu cực từ môi trường quốc tế, cũng như sự sụt giảm từ các đối tác lớn của Việt Nam.

Về lạm phát, theo chúng tôi, áp lực lạm phát vẫn còn do cả yếu tố cầu kéo (lực cầu tiêu dùng còn khá, lượng cung tiền và vòng quay tiền cải thiện hơn năm trước) và chi phí đẩy (giá dầu và giá hàng hóa, dịch vụ thế giới còn ở mức cao, nhất là khi Trung Quốc mở cửa trở lại làm tăng lực cầu).

Tuy nhiên, lạm phát của Việt Nam đang dần hạ nhiệt và trong tầm kiểm soát. Chúng tôi dự báo CPI cả năm 2023 tăng khoảng 4-4,5% nhờ tác động cộng hưởng của các yếu tố tích cực cho kiềm chế lạm phát (giá cả và lạm phát toàn cầu đang hạ nhiệt, tỷ giá ổn định và lãi suất tiếp tục giảm và chính sách kiểm soát lạm phát phối hợp đồng bộ, hiệu quả hơn).

Vậy theo ông, chúng ta cần làm gì?

Trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, kinh tế trong nước dự báo vẫn duy trì được sự ổn định dù đà tăng trưởng có thể chậm lại và những khó khăn, thách thức nội tại còn đó thì chúng ta phải phải nỗ lực, quyết tâm nhiều hơn nữa mới đạt mức tăng trưởng khả quan hơn.

Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô năm 2023, chúng tôi có 6 kiến nghị sau:

Một là, về quan điểm, cách tiếp cận: Việt Nam cần chủ động sớm ‘chuyển trạng thái’ điều hành từ thắt chặt, thận trọng sang ‘thích ứng, nới lỏng phù hợp”. Chúng ta không nên quá lo ngại về lạm phát năm nay mà quá thận trọng, kìm hãm tăng trưởng.

Hai là, các Bộ, ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP và  các chỉ thị, nghị quyết, nghị định gần đây của Chính phủ; bám sát tình hình, chủ động phân tích, dự báo diễn biến tình hình thế giới để có kịch bản chủ động ứng phó phù hợp; tăng cường bình ổn, lành mạnh hóa các thị trường (nhất là thị trường tài chính, bất động sản) nhằm củng cố niềm tin nhà đầu tư và người dân.

Ba là, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh triển khai Chương trình phục hồi, các chương trình mục tiêu quốc gia và giải ngân đầu tư công, nhất là đối với các dự án trọng điểm, có tính lan tỏa cao, đầu tư cơ sở hạ tầng; Chú trọng cơ cấu lại nền kinh tế nhằm thu hút và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn, chú ý cơ cấu lại các dự án, các tổ chức tín dụng yếu kém để giảm rủi ro, giảm cạnh tranh không lành mạnh trong các cuộc đua lãi suất, hỗ trợ giảm mặt bằng lãi suất chung.

Bốn là, nâng cao hơn nữa hiệu quả trong phối hợp chính sách (đặc biệt giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách giá cả và các chính sách vĩ mô khác) nhằm đảm bảo thực hiện tốt các cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và tăng trưởng, giữa cân đối ngân sách với hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

Theo đó, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chắc chắn, chủ động, linh hoạt, nới lỏng phù hợp, đồng bộ các công cụ nhằm bình ổn tỷ giá, giảm lãi suất, điều hành tăng trưởng tín dụng, cho phép cơ cấu lại nợ ở mức độ phù hợp; phối hợp chặt chẽ, hài hòa  chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm, thu đúng, thu đủ, tiết giảm chi phí… nhằm có thêm nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng…

Chính phủ sớm ban hành các chính sách, giải pháp cho phép giãn hoãn tiền thuế, tiền thuê đất, và phí cho người dân, doanh nghiệp cùng với định hướng, giải pháp phối hợp 2 nhóm chính sách quan trọng này.

Năm là, Bộ Tài Chính, Bộ Công thương, Bộ KHĐT phối hợp với các đơn vị thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực từ suy giảm xuất khẩu, đầu tư. Trong đó khai thác tốt hơn các FTAs, làm tốt hơn công tác xúc tiến thương mại và đầu tư, chuyển mạnh xuất khẩu sang hình thức chính ngạch…v.v.; triển khai hiệu quả các biện pháp kích cầu và du lịch trong nước; tăng cường kiểm soát rủi ro hệ thống (đặc biệt là giữa thị trường chứng khoán, ngân hàng, bất động sản).

Sáu là, xây dựng chiến lược, giải pháp cụ thể để tăng tính độc lập, tự chủ, tự cường và nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế, của các ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện thể chế,  đẩy mạnh cải thiện thực chất môi trường đầu tư - kinh doanh, quyết liệt tháo gỡ các vướng mắc, rào cản lớn đối với doanh nghiệp hiện nay, nhất là về vấn đề pháp lý (nhất là đất đai), về vốn (đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp, giải ngân đầu tư công…), nới lỏng chế độ visa du lịch quốc tế. Trong đó, hết sức chú trọng khâu thực thi và phối hợp chính sách, xây dựng thể chế cho phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, vừa tận dụng cơ hội, vừa hỗ trợ vượt qua khó khăn, thách thức.

Cảm ơn ông.

Đọc thêm

Xem thêm