Thị trường hàng hóa
Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang trải qua một giai đoạn khó khăn khi liên tục chứng kiến những nhịp giảm sâu, VN-Index từng có thời điểm tụt xuống dưới mốc 1.000 điểm, thấp hơn cả những thời điểm từng ghi nhận trong hơn một thập kỷ trở lại đây khiến cho một bộ phận nhà đầu tư cảm thấy chán nản.
Không quá khó hiểu khi với tâm lý hiện nay, nhiều nhà đầu tư quyết định rút nguồn vốn khỏi thị trường. Cộng thêm với việc các ngân hàng đang dần gia tăng lãi suất khiến nhà đầu tư càng có tâm lý phòng thủ, đẩy thanh khoản của thị trường xuống rất thấp.
Theo thống kê, giá trị giao dịch khớp lệnh trung bình trên HoSE từ đầu tháng 10 đến nay ghi nhận ở mức 9.400 tỷ đồng, thậm chí có lúc còn xuống dưới ngưỡng thấp nhất ghi nhận được trong vòng 2 năm trở lại đây.
Tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư, tình trạng thanh khoản kém đều sẽ tạo nên sắc màu ảm đạm cho thị trường. Thế nhưng bất ngờ thay, dư nợ cho vay margin trên toàn thị trường lại ghi nhận tăng trở lại trong quý III.
Cụ thể, dư nợ cho vay của các công ty chứng khoán tính tới thời điểm kết thúc quý III năm 2022 ở mức 165.000 tỷ đồng, tăng gần 15.000 tỷ đồng so với quý trước. Trong đó, có khoảng 155.000 tỷ đồng là dư nợ cho vay margin, phần còn lại là ứng trước tiền bán.
Thông thường, việc dư nợ cho vay margin tăng sẽ hay xuất hiện khi thị trường ở trong giai đoạn sôi động nhất bởi đó là thời điểm các nhà đầu tư tỏ ra mạnh tay nhất với các quyết định của mình, trái ngược hoàn toàn với tâm lý của nhà đầu tư hiện nay.
Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng có thể dư nợ margin tăng cao đến từ các nhịp hồi phục của VN-Index đã và đang xuất hiện trong quý III với các dòng tiền mang ý định bắt đáy cổ phiếu. Theo một số chuyên gia thì thực tế, dư nợ margin của các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã giảm. Các nhà đầu tư bị "margin call" đã buộc phải bán hết cổ phiếu trong danh mục của mình từ giữa tháng 10. hiện tại, với tâm lý thận trọng thì hiếm có nhà đầu tư nhỏ lẻ nào dám sử dụng đòn bẩy để tiếp tục đầu tư.
Thêm vào đó, hiện nay thị trường trái phiếu cùng room tín dụng đã hết, các nguồn cho vay đều đang bị siết chặt khiến cho trên thị trường chứng khoán có thể xảy ra trường hợp một số lãnh đạo doanh nghiệp, cổ đông lớn sẽ đi vay margin tại các công ty chứng khoán như một phương án thay thế trong thời điểm khó khăn hiện tại. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến cho dư nợ margin tiếp tục tăng cao, bất chấp thanh khoản thị trường đang giảm rất mạnh.
Với dư nợ của nhóm nhà đầu tư nhỏ lẻ giảm thì ước tính sẽ có khoảng trên dưới 20 nghìn tỷ dư nợ margin được tăng thêm trong nhóm các công ty chứng khoán. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ có thêm nguồn tiền cung cấp cho xu hướng vay margin tại các công ty chứng khoán trong thời gian tới đây.
Trước tình trạng các nguồn tín dụng bị siết chặt khiến một số doanh nghiệp vay margin tại các công ty chứng khoán, sẽ nảy sinh vấn đề đó là rủi ro sẽ bị chuyển từ kênh trái phiếu sang kênh margin. Điều này có thể tăng rủi ro xuất hiện một làn sóng call margin trên diện rộng.
Tuy nhiên, theo chuyên gia của DSC thì tác động của trái phiếu đến rủi ro hệ thống là ở mức trung bình thấp. Và trên thị trường chứng khoán, chỉ cần các nhà đầu tư nhỏ lẻ bình tĩnh lại thì thị trường sẽ sớm tìm được điểm cân bằng. Dù vây nhưng cũng không loại trừ trường hợp rủi ro hệ thống xảy ra, gây nên tình trạng margin call ở cấp độ lớn.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm