Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:00 21/03/2023

Không có chuyện Samsung chuyển dây chuyền ra khỏi Việt Nam

Phía Hàn Quốc khẳng định tin đồn Samsung chuyển dây chuyền sản xuất smartphone từ Việt Nam sang Ấn Độ là không đúng sự thật.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công Luận tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam VBF 2023, ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (Kocham) phủ nhận tin đồn Samsung chuyển dây chuyền ra khỏi Việt Nam đồng thời chia sẻ mong muốn của nhà đầu tư với môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Phía Hàn Quốc khẳng định tin đồn Samsung chuyển dây chuyền sản xuất smartphone từ Việt Nam sang Ấn Độ là không đúng sự thật. Ảnh minh họa

- Các bộ ngành ở Việt Nam đang nghiên cứu và lấy ý kiến của các doanh nghiệp các nhà đầu tư để có giải pháp, chính sách phù hợp khi áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu. Vậy ông có ý kiến gì đóng góp về vấn đề này?

Ông Hong Sun: Việt Nam đang áp dụng ưu đãi về Thuế doanh nghiệp như miễn/giảm thuế nhằm thu hút đầu tư. Nếu căn cứ vào các thay đổi gần đây về Quy định Luật của Chính phủ Hàn Quốc cũng như những chính sách ưu đãi về Thuế Doanh nghiệp hiện đang được Chính phủ Việt Nam áp dụng, từ năm 2024, các doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam sẽ phải nộp phần thuế được giảm ở Việt Nam về Hàn Quốc do các quy định về Thuế tối thiểu toàn cầu.

Nếu vậy, các nỗ lực mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Hàn Quốc sẽ bị vô hiệu hóa, do Thuế doanh nghiệp tăng cao sẽ tác động xấu đến năng lực cạnh tranh thu hút đầu tư của Việt Nam do các chi phí đầu tư bị tăng lên.

Vì vậy, Kocham xin đề xuất đến Chính phủ Việt Nam cần giảm thiểu tối đa các tác động của Thuế tối thiểu toàn cầu, và cần thay đổi chế độ ưu đãi đối với Thuế doanh nghiệp hiện tại nhằm duy trì năng lực cạnh tranh đối với duy trì thu hút đầu tư nước ngoài mà Chính phủ Việt Nam đã đề ra vào thời gian đầu.

Các nhà đầu tư mong muốn các công ty đầu tư vẫn được hưởng ưu đãi mà ít bị ảnh hưởng bởi mức Thuế tối thiểu toàn cầu so với các biện pháp cắt giảm và miễn giảm thuế mà Chính phủ Việt Nam đang áp dụng.

Trong bối cảnh này, để thu hút được các dự án có công nghệ cao, công nghệ mới, thu hút được các dự án quy mô lớn… như Chính phủ Việt Nam mong muốn, cần có những chính sách, giải pháp phù hợp, đảm bảo được cạnh tranh quốc tế. 

- Theo ông để cạnh tranh được, Việt Nam cần cải cách những gì?

Ông Hong Sun: Như tôi đã nói, đó là có giải pháp, chính sách phù hợp bù cho phần thuế các doanh nghiệp phải nộp thêm khi áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu và bảo đảm ưu đãi cho nhà đầu tư. Đó là tạo môi trường kinh doanh tốt hơn.

Và dù những năm qua Chính phủ, bộ ngành, các địa phương ở Việt Nam đã tích cực hoàn thiện khung khổ pháp lý, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, và có chính sách thu hút đầu tư tốt nhưng môi trường đầu tư kinh doanh cần tốt hơn nữa để hấp dẫn hơn nữa trong bối cảnh các quốc gia khác trong khu vực đang có những chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài rất mạnh mẽ.

Và Việt Nam không chỉ cạnh tranh với những nước đang phát triển như giai đoạn trước kia nữa mà hiện còn phải cạnh tranh với các nước phát triển, thậm chí là các nước phát triển cao như Mỹ và các nước EU để vì muốn chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế từ các ngành mang nặng tính gia công sang những ngành công nghệ cao hơn, bắt kịp cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thì Việt Nam phải thu hút các nhà đầu tư lớn.

Cụ thể như giấy phép lao động, Kocham đã nhận được phản ánh rằng có những trường hợp xin cấp phép lao động, từ lúc nộp hồ sơ đến khi nhận được giấy phép mất hai, ba tháng, có trường hợp mất tới 6 tháng do phải bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Nếu được hướng dẫn cụ thể nhất quán ngay từ đầu, và thống nhất ở các địa phương thì sẽ không mất nhiều thời gian như thế.  

Gần đây là một số dự án mở rộng và đầu tư mới vấp phải vấn đề giấy phép phòng cháy chữa cháy và giấy phép hoàn công đã được cấp khi xây dựng nhà máy ban đầu mâu thuẫn với quy định quản lý hiện hành do Việt Nam thắt chặt quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy.

Hay như, khung khổ pháp lý của Việt Nam dù có được cải thiện song vẫn cần phải hoàn thiện hơn để tạo được môi trường thực sự ổn định hơn. Có một số ngành, một số lĩnh vực doanh nghiệp Hàn Quốc rất muốn đầu tư ví dụ như ngành điện, năng lượng… nhưng với khung khổ pháp lý của Việt Nam thì lại chưa khuyến khích, chưa có cơ chế rõ ràng.

Rất nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc vẫn đang chờ. Nếu có khung khổ pháp lý cơ chế rõ ràng thì hàng loạt dự án với quy mô tỷ USD từ Hàn Quốc sẽ ngay lập tức đầu tư vào lĩnh vực này.

Chúng tôi kỳ vọng Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn.

- Xin cảm ơn ông.

Gần đây, mạng xã ội xôn xao trước tin đồn Samsung chuyển dây chuyền sản xuất smartphone từ Việt Nam sang Ấn Độ. Tuy nhiên, ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (Kocham) khẳng định đây là thông tin không đúng sự thật.

Ông Hong Sun nói: Những thông tin không đúng sự thật về việc Samsung chuyển dây chuyền sản suất như thế rất bất tiện cho chúng tôi, không tốt cho cả Chính phủ Việt Nam và lợi ích của nhân dân Việt Nam cũng như doanh nghiệp Hàn Quốc chúng tôi".

Từ nhà máy đầu tiên ở Bắc Ninh, Samsung đã có Nhà máy tại Thái Nguyên, tại TP HCM. Samsung cũng đã đầu Trung tâm Nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Tây Hồ, Hà Nội (khánh thành tháng 12/2022). Đây là Trung tâm nghiên cứu phát triển lớn nhất khu vực. Điều này có nghĩa là Samsung không chỉ đầu tư sản xuất mà còn đầu tư vào nghiên cứu phát triển và khẳng định sự ở lại Việt Nam lâu dài.

Samsung đầu tư ở Ấn Độ là trong chiến lược lâu dài của Tập đoàn này. Việc sản xuất điện thoại thông minh ở Ấn Độ của Samsung không ảnh hưởng đến sản lượng ở Việt Nam.

Không chỉ Samsung, với các tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc nói riêng, các nhà đầu tư Hàn Quốc nói chung, Việt Nam đã và tiếp tục là điểm đầu tư hấp dẫn. Ngày 9/3 vừa rồi, nhà máy UJU của Hàn Quốc - nhà máy chuyên sản xuất các linh kiện quan trọng của ô tô tại Thái Nguyên vừa được khánh thành là một minh chứng.

Ông Hong Sun khẳng định Việt Nam đang là đối tác thương mại thứ ba của Hàn Quốc, sau Trung Quốc và Mỹ. Năm ngoái, lần đầu tiên Tổng thống Hàn Quốc mời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm quốc khách - cho thấy Hàn Quốc rất quý đất nước Việt Nam. Và các doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư ở Việt Nam gần 82 tỷ USD rồi. Như vậy, Việt Nam là đối tác lâu dài, quan trọng của Hàn Quốc.

"Tuy nhiên, chúng tôi mong Việt Nam cải cách mạnh hơn nữa, tạo môi trường đầu tư tốt hơn nữa vì hiện nay cạnh tranh thu hút FDI đang rất mạnh mẽ", ông Hong Sun chia sẻ.

 

Đọc thêm

Xem thêm