Thị trường hàng hóa
Sau khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, Nga gần như đã cắt đứt các đường ống dẫn khí đốt tới châu Âu, vốn là khách hàng lớn nhất của họ.
Động thái này buộc châu Âu phải tìm cách nhập khẩu càng nhiều LNG của Mỹ càng tốt, tại các bờ biển của châu Âu hàng trăm tàu chở đầy khí lỏng treo cờ Mỹ tụ hội. Theo công ty dữ liệu hàng hóa Kpler, từ năm 2021 đến năm 2022, xuất khẩu LNG của Mỹ sang châu Âu đã tăng hơn gấp đôi.
Việc tăng nhập khẩu, kết hợp với thời tiết dễ chịu và nhu cầu tiêu thụ giảm đã giúp “lục địa già” xoa dịu mối đe dọa rơi vào khủng hoảng năng lượng trầm trọng, người dân sống trong cái rét lạnh cóng và nền kinh tế lao đao.
Hiện tại, châu Âu buộc phải tăng nhập khẩu LNG của Mỹ, làm sâu sắc thêm mối quan hệ thương mại xuyên Đại Tây Dương và nâng cao vai trò của Mỹ như một siêu cường năng lượng.
Trước khi LNG của Mỹ có thể được đốt cháy ở nhà máy điện ở Italia, được sử dụng để nấu ăn ở Tây Ban Nha hoặc sản xuất phân bón ở Đức, nó phải được bơm lên khỏi mặt đất, xử lý, dẫn đường ống, làm lạnh, đưa lên tàu và lại chuyển đổi thành khí.
Cuộc hành trình đưa khí đốt từ mỏ Appalachia và bờ biển vùng Vịnh liên quan đến hàng ngàn dặm đường ống dẫn; hệ thống làm lạnh khổng lồ trị giá hàng tỷ đôla và một đội tàu vận chuyển chuyên biệt.
Hiện, Mỹ có 7 nhà máy hóa lỏng khí đốt trị giá hàng tỷ đôla, đủ công suất xuất khẩu hơn 13 tỷ feet khối khí đốt mỗi ngày - hơn 1/10 sản lượng của quốc gia này.
Theo S&P Global, đến năm 2030, các nhà máy mới đi vào hoạt động dự kiến sẽ đẩy công suất đó lên khoảng 23 tỷ feet khối, đòi hỏi nhiều giếng khí đốt mới hơn.
Nhờ các điều khoản linh hoạt trong hầu hết các hợp đồng xuất khẩu của Mỹ, người mua có thể gửi hàng đến bất kỳ nơi nào LNG có giá cao nhất.
Khi giá khí đốt đạt mức cao nhất mọi thời đại ở châu Âu vào năm ngoái, lục địa này đã thành công chiếm thị phần của châu Á, khiến các quốc gia như Pakistan phải tranh giành để tìm nhiên liệu thay thế.
Ước tính, thu nhập quý IV của gã khổng lồ Shell đạt 9,8 tỷ đôla chủ yếu nhờ hoạt động kinh doanh LNG của công ty.
Một mùa đông ôn hòa bất thường và nhập khẩu LNG khổng lồ từ Mỹ đã giúp EU khôi phục kho chứa khí đốt trở lại mức bình thường.
Eugene Kim, Giám đốc nghiên cứu của công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, cho biết nếu nguồn cung khí đốt ở Na Uy, nước xuất khẩu khí đốt eo hẹp, phục hồi kinh tế ở Trung Quốc thần tốc và sự cạnh tranh nhập khẩu từ Đông Nam Á có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ của châu Âu. Trong kịch bản đó, khối sẽ cần bỏ nhiều tiền hơn để nhập khẩu LNG.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm