Thị trường hàng hóa
Tin từ Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, việc lắp đặt hệ thống thiết bị tự động báo tàu này được triển khai theo văn bản chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cuối năm 2021.
Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải đặt hàng với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu theo quy định đối với 566 đường ngang có gác, thực hiện từ năm 2022 và hoàn thành toàn bộ trong năm 2023.
Tuy nhiên năm 2022, từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế mới bố trí được 200 tỷ đồng để triển khai lắp đặt tại 112 đường ngang có gác.
Với các đường ngang còn lại, Cục Đường sắt đang kiến nghị năm 2023 bố trí 560 tỷ đồng để triển khai thực hiện đối với 282 đường ngang có gác. Năm 2024 sẽ thực hiện đối với các đường ngang còn lại.
Công tác triển khai lắp đặt sẽ ưu tiên các đường ngang trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh có mật độ chạy tàu cao và tại các vị trí đường ngang có lưu lượng phương tiện qua lại lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Hiện Tổng công ty Đường sắt đang triển khai lắp đặt 112 hệ thống và theo tiến độ cuối năm 2022 phải hoàn thành để đưa vào sử dụng. Kinh phí đầu tư lắp đặt hệ thống tại một đường ngang lớn khoảng 1,6 - 1,8 tỷ đồng.
Số liệu từ Tổng công ty Đường sắt đến ngày 30/9/2022, mạng lưới đường sắt quốc gia có 1.510 đường ngang các loại.
Trong đó có 660 đường ngang có nhân viên gác chắn, 704 đường ngang cảnh báo tự động có cần chắn tự động, 9 đường ngang cảnh báo tự động, 137 đường ngang biển báo.
Tại các đường ngang có nhân viên gác chắn, các công ty bảo trì cầu đường đường sắt cho lắp đặt các camera tại đường ngang và trong nhà gác. Các hình ảnh từ camera được truyền về trung tâm giám sát đặt tại công ty.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm