Thị trường hàng hóa
Hiệu ứng mỏ neo (Anchoring Effect) được hiểu là một dạng nhận thức sai lệch. Nó khiến những người xung quanh tập trung vào những thông tin đầu tiên được trao cho họ khi đưa ra quyết định. Bản chất của hiệu ứng này là người nhận thông tin sẽ dựa vào các thông tin xuất hiện trước để so sánh và đưa ra quyết định cuối cùng.
Ví dụ về hiệu ứng mỏ neo:
Nếu lần đầu tiên bạn nhìn thấy một chiếc áo phông có giá $1200 sau đó nhìn thấy chiếc áo thứ 2 có giá $100 thì bạn sẽ nhận thấy chiếc áo thứ 2 là rẻ. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ đơn thuần nhìn thấy chiếc áo thứ 2 có giá $100 thì sẽ cảm thấy không phải là một cái giá rẻ.
Mỏ neo ở đây chính là mức giá của chiếc áo đầu tiên bạn nhìn thấy, điều này đã ảnh hưởng đến ý kiến và quyết định cuối cùng của bạn.
Hiệu ứng mỏ neo tác động trực tiếp đến tâm lý, suy nghĩ và cả hành vi của khách hàng. Hiệu ứng này có thể áp dụng trong cuộc sống khi bạn thực hiện các hoạt động đàm phán, trả giá, phỏng vấn... Đối với hoạt động kinh doanh, hiệu ứng mỏ neo có mục đích là bán hàng và tăng doanh thu hiệu quả.
Thành công của hiệu ứng mỏ neo sẽ trở nên rõ rệt nhất nếu khách hàng đang phân vân hay so sánh giữa các sản phẩm tương tự nhau. Lúc này, hiệu ứng không chỉ được áp dụng để tăng tỷ lệ chốt đơn mà còn giúp cửa hàng, doanh nghiệp bán được thêm nhiều sản phẩm.
Các doanh nghiệp đánh giá, hiệu ứng mỏ neo có tính ứng dụng cao. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi ứng dụng đúng cách để có thể đánh đúng vào tâm lý khách hàng và thuyết phục mua hàng thành công.
Đừng quá phức tạp hóa việc ứng dụng hiệu ứng mỏ neo trong kinh doanh, hãy cố gắng đơn giản hóa bằng cách kết hợp trong các hoạt động Marketing để áp dụng và mang lại hiệu quả tốt trong hoạt động kinh doanh.
Hiệu ứng mỏ neo đóng vai trò quan trọng trong việc định giá sản phẩm, kích thích tiêu dùng. Các lựa chọn đầu tiên mà khách hàng nhìn thấy sẽ là mức giá cố định trong tâm trí khách hàng. Nếu bạn muốn lựa chọn giá bán trung bình của mình, hãy cố định sản phẩm có giá cao nhất bằng cách đặt sản phẩm đó ở trước hoặc ở giữa bằng phông chữ lớn hơn để có thể thu hút sự chú ý. Điều này sẽ giúp cho mức giá trung bình trông giống như món hời khi khách hàng so sánh.
- Đối với các nội dung bán hàng trên mạng xã hội, thay vì đưa ra giá sản phẩm công khai chủ kinh doanh có thể sử dụng các thông tin không liên quan để neo tư duy của người mua hàng khiến họ cảm thấy đó là 1 giá hời và đưa ra quyết định mua hàng.
- Đối với việc kinh doanh tại cửa hàng, việc sắp xếp hàng hóa có giá trị cao lên trước các sản phẩm có giá thấp hơn sẽ giúp khách hàng không bị ngợp trước giá cả và dịch vụ của cửa hàng.
Việc sử dụng các sản phẩm kém hơn để làm mốc so sánh sẽ khiến khách hàng nâng cao sự hài lòng với sản phẩm của bạn. Hiệu ứng mỏ neo này thường được ứng dụng nhiều nhất trong ngành bất động sản.
Thông thường, nhân viên bất động sản sẽ dẫn người mua hàng đi thăm các chung cư tệ nhưng có giá cao trước và sau đó mới đến thăm các căn chung cư chính mà họ cần bán để nâng cao sự hài lòng và đưa ra quyết định mua nhanh hơn.
Trên đây là một số thông tin quan trọng về hiệu ứng mỏ neo. Hi vọng, bạn có thể hiểu rõ và ứng dụng một cách hiệu quả vào hoạt động kinh doanh của chính mình.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm