Thị trường hàng hóa
Tính tới cuối ngày 27/10, 3 trong 4 “ông lớn” ngành ngân hàng đã thông báo điều chỉnh lãi suất. Cụ thể BIDV tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1-2 tháng lên 4,9%; kỳ hạn 3 tháng và 5 tháng tăng lên 5,4%; kỳ hạn 6 tháng là 6%, 9 tháng 6,1%, còn các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng lên 7,4%. Với biểu lãi suất mới, BIDV tăng bình quân thêm từ 1-1,3%
Tương tự, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) công bố tăng lãi suất huy động hàng loạt kỳ hạn. Trong đó, kỳ hạn 1-3 tháng tăng lên 4,9%, kỳ hạn từ trên 3 tháng đến dưới 6 tháng tăng lên 5,4%, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng tăng lên 6%, kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng tăng lên 7,4%. Với lãi suất mới, Vietinbank cũng đã tăng thêm từ 1 - 1,3%.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) cũng đưa ra biểu lãi suất huy động mới trong ngày hôm nay (27/1), với kỳ hạn 1-2 tháng tăng lên 4,9%, kỳ hạn từ 3-5 tháng tăng lên 5,4%, kỳ hạn từ 6-11 tháng tăng lên 6,1%, kỳ hạn từ 12-24 tháng tăng lên 7,4%.
Trong khi đó, nhóm ngân hàng tư nhân có mức lãi suất tiền gửi cao hơn nhiều. Mức lãi suất cao nhất trên thị trường lên 9,3%/năm, xuất hiện tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Đối với tiết kiệm online, SCB đã tăng lãi suất lên 6%/năm ở những kỳ hạn dưới 6 tháng, còn kỳ hạn 6 tháng lên 8,7%/năm, 9 tháng lên 8,85%/năm, 12 tháng lên 9,15%/năm, từ 15 tháng trở lên 9,3%/năm…
Mức lãi suất đứng thứ 2 thị trường hiện nay đang là 8,9%/năm thuộc về Ngân hàng TMCP Bản Việt và CBBank. VPBank có mức lãi suất cao nhất là 8,7%/năm dành cho các khoản tiền gửi trên 50 tỷ tại các kỳ hạn 18, 24 và 36 tháng. Với số tiền ít hơn, lãi suất cao nhất dao động trong khoảng 8 - 8,6%.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm