Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
19:00 23/02/2024

Hàng trăm nghìn ha cao su trên thế giới bị bỏ hoang, ngành cao su Việt Nam hưởng lợi

Giá cao su thế giới dự kiến tiếp tục hồi phục tích cực trong năm nay khi hàng trăm nghìn ha cao su tiểu điền trên thế giới đang bị bỏ hoang, khiến nguồn cung suy giảm. Trong khi đó, nhu cầu săm lốp toàn cầu dự kiến tăng.

Khoảng 400.000 ha cao su tiểu điền tại Malaysia đang bị bỏ hoang hoặc sản xuất không ổn định.

 

Giá cao su tự nhiên trên thị trường quốc tế đã có xu hướng phục hồi kể từ tháng 8/2023 và giá bán trung bình trong quý 4/2023 đã tăng hơn 10% so với quý 3/2023. Đà phục hồi của giá cao su chủ yếu nhờ nhu cầu nhập khẩu cao su của Trung Quốc duy trì ở mức cao; tồn kho đang ở mức thấp khi nguồn cung bị thắt chặt bởi thời tiết bất thường, các hộ tiểu điền ngừng khai thác do giá cao su kém hấp dẫn; và giá cao su tổng hợp phục hồi khi giá dầu thô tăng.

Theo đánh giá mới nhất của hãng chứng khoán FPT Securities (FPTS), thị trường toàn cầu có thể thiếu hụt khoảng 750.000 tấn cao su tự nhiên trong năm nay do hiện tượng El Nino tác động tiêu cực đến năng suất cây cao su; trong khi đó, nhu cầu săm lốp toàn cầu hồi phục tốt, kéo theo nhu cầu về cao su tự nhiên tăng lên.

Cụ thể, diện tích cao su sụt tại nhiều quốc gia sản xuất lớn, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Á, đang giảm đáng kể khi các hộ tiểu điền chuyển sang cây trồng khác có thời gian chăm sóc nhanh hơn, lợi nhuận cao hơn như dầu cọ, sầu riêng…; cùng với đó là tình trạng thiếu hụt lao động cho khai thác m. Điều này khiến nhiều vườn cây đang trong độ tuổi khai thác bị bỏ trống.

Điển hình, tại Malaysia - quốc gia sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ 5 thế giới, đang có khoảng 400.000 ha cao su tiểu điền (tương đương 40% tổng diện tích cao su tiểu điển ở đây) đang bị bỏ hoang hoặc sản xuất không ổn định do không có lao động cạo mủ.

Về phía cầu, nhu cầu cao su tự nhiên năm 2024 dự kiến tăng 3,7% so với năm 2023 khi sản lượng tiêu thụ ô tô toàn cầu dự báo tăng 5,8% và hoạt động vận tải được cải thiện, kéo theo đó là nhu cầu về săm lốp. Đáng chú ý, nhu cầu sắm lốp tại Trung Quốc được kỳ vọng sẽ hồi phục tốt. Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 84% về khối lượng xuất khẩu.

Diễn biến và dự báo giá cao su tổng hợp SBR và giá cao su tự nhiên TSR20. (Nguồn: Bloomberg, FPTS tổng hợp)

 

Dựa trên các điều kiện cung - cầu hiện tại, FPTS dự báo giá cao su tự nhiên năm nay sẽ tăng khoảng 3,6%, đạt 1.512 USD/tấn. Ngoài ra, giá cao su tổng hợp dự phóng sẽ neo cao theo giá dầu, từ đó hỗ trợ đà hồi phục của giá cao su tự nhiên.

FPTS cũng cho biết: “Chúng tôi đánh giá rủi ro cao su tự nhiên bị thay thế là thấp do nguồn cung cao su tổng hợp sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu khi ngành hóa dầu dần chuyển đổi cách thức sản xuất”.

FPTS dự phóng tổng doanh thu thuần và lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp cao su niêm yết trên thị trường chứng khoán trong năm nay sẽ lần lượt tăng 10,6% và tăng 5,3%, lần lượt đạt 4.437 tỷ đồng và 1.598 tỷ đồng.

Tương quan giữa giá cao su tự nhiên TSR20 với biên lợi nhuận gộp ngành cao su Việt Nam. (Nguồn: Bloomberg, ANRPC, FPTS tổng hợp)

 

Xem thêm: "Việt Nam đón làn sóng FDI thứ 4, cổ phiếu bất động sản công nghiệp nào sẽ hưởng lợi?" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Trong đó, mảng cao su đóng góp khoảng 66% tổng lợi nhuận gộp dự phóng, còn lại chủ yếu đến từ mảng khu công nghiệp và giúp biên lợi nhuận gộp của ngành trong năm nay cải thiện thêm 13 điểm phần trăm. Lợi nhuận mảng khu công nghiệp đến từ việc kỳ vọng cho thuê các dự án, gồm Khu công nghiệp Tân Lập 1 và Khu công nghiệp Tân Bình hiện hữu của Công ty Cổ phần Cao su Phước Hoà (mã cổ phiếu PHR), và Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú hiện hữu và mở rộng của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú (mã cổ phiếu DPR).

FPTS cũng lưu ý, mảng khu công nghiệp chỉ đóng góp vào kết quả kinh doanh của Cao su Phước Hoà và Cao su Đồng Phú. Trong khi kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khác vẫn chịu ảnh hưởng từ giá cao su tự nhiên.

Theo đó, tổng mức lãi ròng của các doanh nghiệp cao su niêm yết trên thị trường chứng khoán trong năm nay được FPTS dự báo tăng 5,3%, đạt 1.351 tỷ đồng.

Đọc thêm

Xem thêm