Thị trường hàng hóa
Hãng điện thoại Trung Quốc “lên ngôi”
Người tiêu dùng Nga quay sang tiêu thụ điện thoại thông minh Trung Quốc sau khi các thương hiệu toàn cầu rút lui.
Theo dữ liệu được đài CNN trích dẫn, gã khổng lồ điện thoại thông minh Xiaomi và nhà sản xuất ô tô Geely nằm trong số những công ty Trung Quốc có doanh số bán hàng tăng vọt tại Nga gần đây.
Theo Counterpoint Research, trước chiến sự Nga - Ukraine, iPhone và Samsung Galaxy từng là sản phẩm được bán chạy nhất ở xứ sở bạch dương, giờ đây các mẫu điện thoại của Xiaomi và Realme, hiện đang đứng đầu bảng xếp hạng doanh số bán hàng.
Trong tháng 12/2021, các nhà sản xuất Trung Quốc chiếm khoảng 40% thị trường điện thoại thông minh Nga. Giờ đây, họ đã chiếm lĩnh gần 95% thị trường chỉ sau một năm.
Trong khi đó, thị phần của Samsung (SSNLF) và Apple (AAPL) đã giảm từ 53% xuống chỉ còn 3% trong cùng kỳ khi họ rút khỏi Moscow.
Ôtô Trung Quốc đi lại đông đúc tại Nga
Ngoài điện thoại, trên khắp các con đường tại Nga đã rợp bóng xe mang thương hiệu của đất nước 1,4 tỷ dân.
Trong năm qua, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Chery và Great Wall Motor đã lọt vào top 10 thương hiệu xe được ưa chuộng tại Nga, trong khi BMW và Mercedes (MBGAF) của Đức đã biến mất, theo dữ liệu từ S&P Global Mobility.
Theo nhà cung cấp dữ liệu Autostat, người Nga đã mua một lượng xế hộp Trung Quốc kỷ lục vào năm ngoái. Doanh số bán ô tô mới của Trung Quốc tại nước này đã tăng 7% vào năm 2022, lên 121.800 xe, ngay cả nhu cầu sụt giảm.
Các hãng xe Trung Quốc vào top 10 thương hiệu xe du lịch bán chạy nhất của Nga.
Giống như Renault, các nhà sản xuất ô tô toàn cầu đã rút khỏi Nga hậu chiến sự, bao gồm cả Hyundai và Kia.
Cạnh tranh sản phẩm
Jan Stryjak, Phó giám đốc của Counterpoint Research, cho biết Xiaomi, Realme và Honor, thương hiệu giá rẻ trước đây thuộc sở hữu của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei, “đã phản ứng nhanh chóng để nắm lấy cơ hội”. Họ đã tăng các chuyến hàng đến Nga lần lượt là 39%, 190% và 24% trong quý 3 năm 2022 so với quý trước.
Xiaomi là công ty được hưởng lợi chính, tăng gấp đôi thị phần trong suốt cả năm. Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh hiện là nhà bán điện thoại thông minh hàng đầu của Nga, phần lớn nhờ vào dòng Redmi nổi tiếng, một loạt thiết bị giá cả phải chăng được biết đến với camera chất lượng cao.
Để đối phó với cuộc di cư của công ty, Nga đã đưa tìm mọi cách lấp đầy lỗ hổng hàng hóa.
Năm ngoái, chính phủ nước này đã mở đường cho hoạt động “nhập khẩu song song” điện thoại thông minh, cho phép hàng hóa được đưa vào từ các nước láng giềng, chẳng hạn như Kazakhstan.
Theo Tatiana Hristova, Phó giám đốc nghiên cứu ô tô tại S&P Global Mobility, mọi người đã mua ô tô tại nước này thông qua nhập khẩu song song, ngay cả khi biết rằng họ sẽ không được bảo hành.
Bà nói: “Mọi người sẵn sàng làm điều đó bởi vì, không có sự lựa chọn nào khác”.
Háo hức với những thương hiệu cao cấp, một số người Nga đã mua Mercedes và Audis trong kỳ nghỉ ở Kazakhstan hoặc Uzbekistan.
Thời điểm khó khăn cho người tiêu dùng
Mặc dù các thương hiệu Trung Quốc đang gặt hái thành tựu từ lệnh cấm vận của phương Tây, nhưng thị trường Nga đang bị thu hẹp khi nền kinh tế nước này rơi vào suy thoái.
Năm ngoái, doanh số bán điện thoại thông minh của Nga đã giảm 33% xuống còn 21 triệu, theo Counterpoint Research. Để so sánh, thị trường điện thoại thông minh của châu Âu đã giảm 20%.
Theo Autostat, thị trường ô tô của Nga thậm chí còn tồi tệ hơn, giảm gần 60% vào năm 2022 so với năm trước.
Theo Hristova, với nhiều người tiêu dùng Nga, việc mua các mặt hàng có giá trị lớn sẽ cần phải “cân đo đong đếm”, đặc biệt là khi họ chuẩn bị cho các làn sóng huy động quân sự tiềm ẩn trong tương lai.
Theo các nhà phân tích, câu hỏi lớn hiện nay là liệu thị trường Nga có thay đổi mãi mãi hay không.
Nếu chiến tranh ở Ukraine kết thúc, Apple và Samsung có thể sẽ tái kinh doanh ở Nga và nhanh chóng lấy lại doanh số bán điện thoại thông minh.
Trong quyết định rời khỏi Nga vào năm ngoái, Renault đã để ngỏ khả năng quay trở lại, với tùy chọn mua lại cổ phần của mình ở Lada cho đến năm 2028, Hristova lưu ý.
Ngay cả khi đó, với sự trở lại của các thương hiệu quốc tế, Trung Quốc vẫn có thể giữ được chỗ đứng của mình, đặc biệt là trong thời gian cần thiết để xây dựng lại chuỗi cung ứng.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm