Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:00 30/11/2023

Hàng dệt may Việt Nam có tới 104 thị trường xuất khẩu

Ngành dệt may của nước ta mặc dù kim ngạch xuất khẩu có phần giảm nhưng số lượng thị trường tăng cao. Theo đó, ngành dệt may Việt Nam có tới 104 thị trường.

Ngành dệt may Việt Nam đã có những thời điểm vô cùng khó khăn, đơn hàng khan hiếm. Tuy nhiên, thời gian gần đây ngành hàng này đã có nhiều dấu hiệu phục hồi, có sự vươn lên mạnh mẽ.

Tuy kim ngạch xuất khẩu năm 2023 có phần giảm so với 2022 nhưng về số lượng thị trường lại có phần tăng cao. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển, sự lớn mạnh và cơ hội bứt phá trong tương lai của ngành dệt may.

Năm 2023 ngành dêt may Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu giảm nhưng số lượng thị trường tăng cao đạt con số 104 (ảnh minh họa).

 

Theo đó, tính đến, Việt Nam đã có 104 thị trường xuất khẩu hàng dệt may. Trong đó, thị trường Mỹ vẫn là chủ lực, với kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng trên 11 tỷ USD, tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Canada...

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, kết quả này có được là nhờ Việt Nam đang là thành viên của 16 hiệp định thương mại tự do. Cùng với đó là chiến lược phát triển bền vững, triển khai các giải pháp xanh hóa trong sản xuất dệt may, sử dung chất liệu thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính. Tất cả đảm bảo sự tăng trưởng tích cực, mang đến tương lai phát triển mạnh mẽ, gia tăng kim ngạch xuất khẩu trong tương lai ngắn.

Nhiều phân tích cho thấy sang năm 2024, dự liệu thị trường vẫn nhiều khó khăn, nhưng ngành dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng 10%, với kim ngạch xuất khẩu dự kiến 44 tỷ USD. Tín hiệu tích cực là hiện đơn hàng xuất khẩu quý IV đã tốt hơn, kỳ vọng duy trì cho cả năm 2024.

Để đạt được mục tiêu này, ngành dệt may tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, phát triển bền vững đi đôi với thích ứng mục tiêu đòi hỏi của thị trường toàn cầu về xanh hóa, giảm rác thải nhà kính, đầu tư vào quản trị số, kiểm soát thích ứng với ngành công nghiệp dệt may toàn cầu, thực hiện công nghệ hóa, tự động hóa ở một số dây chuyền sản xuất thích ứng giao hàng nhanh, mã hàng nhỏ và chất lượng cao.

Đọc thêm

Xem thêm