Thị trường hàng hóa
Hai điểm nghẽn lớn nhất khiến thị trường địa ốc sụt giảm được giới chuyên môn chỉ ra đó là nguồn vốn và cơ chế, chính sách.
Như một thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) chỉ ra, vướng mắc pháp lý là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở trong quá trình chuẩn bị đầu tư, xây dựng và kinh doanh, mà nguyên nhân chủ yếu là do một số quy định pháp luật không đồng bộ, thống nhất.
Vướng mắc lớn thứ hai là thủ tục hành chính rắc rối, phức tạp, thiếu đồng bộ, liên thông làm kéo dài thời gian thực hiện các thủ tục hành chính đối với các dự án bất động sản, nhà ở thương mại và cả dự án nhà ở xã hội (mất khoảng 3-5 năm), thậm chí làm mất cơ hội kinh doanh và tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp,…
Các chuyên gia cho rằng, nếu tháo gỡ nhanh chóng các nút thắt sẽ là xung lực để thị trường bất động sản lấy lại đà phục hồi trong thời gian tới.
Trong công điện phát đi vào ngày 14/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành tập trung sửa đổi quy định cản trở các dự án, giảm chi phí, thủ tục hành chính rườm rà, sớm tháo gỡ khó khăn...
Sau quyết định thành lập Tổ công tác gỡ khó cho doanh nghiệp địa ốc, các dự án và sau động thái nới room tín dụng thêm 1,5 - 2% của nhà điều hành thì đây là tín hiệu tiếp theo cho thấy Chính phủ đã vào cuộc nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản vượt qua khó khăn. Những động thái này được đánh giá là kịp thời trong bối cảnh thị trường bất động sản và hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản thời gian vừa qua gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ, rủi ro.
Chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh việc Chính phủ hỗ trợ về cơ chế, chính sách và điều này rất cần thiết trong quá trình gỡ khó cho bất động sản.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm