Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:08 23/03/2024

Giá xăng dầu hôm nay 23/3: Vì sao giảm 2 ngày liên tiếp sau khi lên đỉnh 4 tháng?

Giá xăng dầu hôm nay trên thị trường thế giới tiếp tục giảm ngày thứ 2 liên tiếp sau khi lên mức cao nhất 4 tháng hồi đầu tuần.

Giá xăng dầu hôm nay 23/3 tại thị trường thế giới

Chốt phiên giao dịch cuối tuần này ngày 22/3, giá xăng dầu thế giới tiếp tục điều chỉnh nhẹ. Cụ thể, giá dầu thô Brent giảm 0,41%, còn 85,43 USD/thùng, và giá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) giảm 0,54%, còn 80,63 USD/thùng.

Đây là ngày thứ 2 liên tiếp, giá dầu thô chịu áp lực giảm sau khi chạm mức cao nhất trong hơn 4 tháng trở lại đây vào đầu tuần này. Tuy nhiên, tính chung cả tuần này, cả dầu thô Brent lẫn dầu thô WTI giảm chưa đến 1%.

Xu hướng giá dầu thô Brent và giá dầu thô WTI trong 30 ngày gần đây. (Nguồn: Oil Price)

 

Giá dầu thô chịu áp lực giảm chủ yếu do thị trường đang chờ đợi thông tin mới liên quan đến việc Chính phủ Mỹ, lần đầu tiên, trình bản Dự thảo nghị quyết kêu gọi ngừng bắn tại Dải Gaza lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Bản Dự thảo này nhấn mạnh "sự cần thiết phải có lệnh ngừng bắn ngay lập tức và lâu dài" để bảo vệ dân thường và cho phép viện trợ vào Dải Gaza.

Mặc dù Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chưa tiến hành bỏ phiếu thông qua Dự thảo trên nhưng đây là tín hiệu cho thấy Mỹ đang dần có cách tiếp cận khác với cuộc xung đột hiện nay giữa Israel và nhóm Hamas, mở ra triển vọng tạm thời “hạ nhiệt” khu vực Trung Đông.

Nếu việc ngừng bắn tại Dải Gaza được thông qua thì lực lượng Houthi tại Yemen có thể sẽ dừng các hoạt động tấn công tàu tại khu vực Biển Đỏ. Căng thẳng tại Biển Đỏ hiện đang tác động mạnh đến hoạt động vận chuyển dầu và các sản phẩm thành phẩm trên toàn cầu.

Ngoài việc đệ trình Dự thảo nghị quyết, Mỹ cũng đang làm trung gian cho các cuộc đàm phán tại Qatar giữa Israel và nhóm Hamas nhằm tìm kiếm một lệnh ngừng bắn kéo dài 6 tuần nhằm cho phép trao đổi con tin lấy các tù nhân Palestine bị Israel giam giữ và tăng cường vận chuyển viện trợ vào Dải Gaza.

Trong ngày 21/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinkers cho biết các cuộc đàm phán tại Qatar có thể sớm đem lại một lệnh ngừng bắn mới. Trước đó, ông Antony Blinkers đã có cuộc gặp với Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi nhằm đẩy nhanh tiến trình đàm phán.

Bên cạnh đó, giá dầu thô cũng chịu áp lực giảm khi đồng USD tiếp tục neo cao tuần thứ 2 liên tiếp so với các đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới, đặc biệt là sau khi Ngân hàng Trung ương Thuỵ Sĩ (SNB) bất ngờ giảm lãi suất.

Đồng USD mạnh lên khiến các loại hàng hoá được định giá bằng đồng tiền này như dầu thô trở nên “đắt đỏ” hơn, kém hấp dẫn với giới đầu tư toàn cầu. Giới đầu tư cũng đang tìm kiếm các tín hiệu mới về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sau khi cơ quan này tiếp tục dự báo sẽ có 3 đợt giảm lãi suất trong năm nay.

Ngoài ra, như Tạp chí Công Thương đã phân tích, xét về mặt kỹ thuật khi giá dầu thô thế giới tiến đến mốc 85 USD/thùng cũng là lúc bước vào "vùng quá mua". Do đó, thị trường cần sự điều chỉnh để đạt sự cần bằng trước khi xác lập các xu hướng giá mới.

Theo dõi giá xăng dầu hàng ngày trên Tạp chí Công Thương tại đây. 

Giá xăng dầu hôm nay 23/3 tại thị trường trong nước

Vào ngày 21/3, giá xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh theo diễn biến của thị trường thế giới. Theo đó, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với dầu mazut ở mức 300 đồng/kg, không trích lập Quỹ Bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesl và dầu hỏa.

Không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut. Theo đó, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

- Xăng E5RON92: không cao hơn 23.219 đồng/lít (tăng 729 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.065 đồng/lít;

- Xăng RON95-III: không cao hơn 24.284 đồng/lít (tăng 741 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);

- Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 21.014 đồng/lít (tăng 465 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);

- Dầu hỏa: không cao hơn 21.266 đồng/lít (tăng 560 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành);

- Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 17.099 đồng/kg (tăng 667 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành).

Đọc thêm

Xem thêm