Thị trường hàng hóa
Giá dầu thế giới vào sáng ngày 11/5 (theo giờ Việt Nam) như sau: giá dầu thô WTI đã giảm 1,3 USD, xuống mức 72,41 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giảm 1,13 USD, xuống mức 76,31 USD/thùng.
Giá dầu giảm tới phiên thứ hai mặc dù không thấp như phiên trước đó, kết thúc chuỗi tăng kéo dài ba ngày do dự trữ dầu của Mỹ bất ngờ tăng làm dấy lên lo ngại về nhu cầu và các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát để điều chỉnh lãi suất của Mỹ.
Nhu cầu được thị trường dự báo rằng đang dần suy yếu, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng khoảng 3,6 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 5/5 trong khi dự trữ xăng tăng 399.000 thùng, Viện Dầu khí Hoa Kỳ cho biết hôm 9/5.
Theo Reuters, các nhà phân tích đang dự báo về việc giảm 900.000 thùng dầu thô và giảm 1,2 triệu thùng dự trữ xăng. Dự trữ dầu của Mỹ tăng đáng ngạc nhiên cùng với nhập khẩu dầu thô thấp hơn và tăng trưởng xuất khẩu yếu hơn trong tháng 4 ở Trung Quốc làm trầm trọng thêm lo ngại về nhu cầu dầu toàn cầu.
Chủ tịch Fed New York John Williams cho biết lạm phát vẫn còn quá cao và ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất một lần nữa nếu cần thiết, mặc dù Cục Dự trữ Liên bang đã bác bỏ về sự cần thiết của việc tăng lãi suất trong tương lai.
Thị trường cũng đang chờ đợi báo cáo dầu hàng tháng từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vào thứ Năm để biết thêm về việc liệu tổ chức này và các đối tác có cần cắt giảm sản lượng một lần nữa để thúc đẩy giá hay không.
OPEC và các đối tác, được gọi là OPEC+, vào tháng trước đã thống nhất việc cắt giảm sản lượng 1,16 triệu thùng mỗi ngày (bpd) từ tháng 5 đến cuối năm và sẽ tổ chức một cuộc họp chính sách khác vào ngày 4/6 tới.
Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA cho biết: “Các nhà giao dịch không cho rằng việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ sẽ bù đắp hoàn toàn những khó khăn sắp tới đối với nền kinh tế toàn cầu”.
Công ty dầu khí BP đang đẩy mạnh hoạt động khoan và thăm dò dầu mỏ trong bối cảnh cố gắng ngăn chặn sự sụt giảm sản lượng dầu khí sau nhiều năm tập trung vào việc chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo.
Động thái này diễn ra khi các công ty cố gắng cân bằng áp lực cắt giảm ô nhiễm do sự nóng lên toàn cầu với mong muốn tận dụng lợi nhuận tăng vọt từ việc bán dầu và khí đốt.
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sáng ngày 11/5 được áp dụng theo phiên điều hành ngày 4/5 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương:
Mỗi lít xăng sẽ giảm từ 1.251-1.319 đồng, giá các mặt hàng dầu cũng hạ từ 334 -1.143 đồng/lít tùy loại. Cụ thể, giá xăng cơ quan điều hành quyết định giảm 1.251 đồng/lít xăng E5 RON 92 và giảm 1.319 đồng/lít đối với xăng RON 95. Sau điều chỉnh, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 21.437 đồng/lít và xăng RON 95 là 22.320 đồng/lít.
Tương tự, giá các mặt hàng dầu cũng giảm, cụ thể giá dầu diesel giảm 1.143 đồng/lít còn 18.254 đồng/lít; dầu hỏa giảm 952 đồng/lít còn 18.528 đồng/lít; giá dầu mazut giảm 334 đồng/kg còn 15.509 đồng/kg.
Kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định đưa mức trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng dầu Mazut về mức 300 đồng/kg (kỳ trước không trích lập); tăng mức trích lập Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95 lên 500 đồng/lít (kỳ trước 300 đồng/lít); giữ nguyên mức trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng dầu điêzen và dầu hỏa; tiếp tục không chi Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm