Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:41 01/01/2024

Giá xăng dầu hôm nay 01/01: OPEC khó có thể giảm thêm sản lượng trong nửa đầu năm 2024

Giá xăng dầu hôm nay trên thị trường thế giới không có sự biến động khi các thị trường chính tiếp tục nghỉ lễ. Các phân tích mới nhất cho thấy OPEC khó có thể giảm sâu thêm sản lượng khai thác trong nửa đầu năm 2024.

Giá xăng dầu hôm nay 01/01 tại thị trường thế giới

Trong hôm nay 1/1, giá xăng dầu thế giới không có sự biến động khi các sàn giao dịch chủ chốt trên thế giới tiếp tục nghĩ lễ. Trong phiên giao dịch cuối tuần trước 29/12/2023 cũng là phiên giao dịch cuối cùng của năm 2023, giá dầu thô Brent và giá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) lần lượt chốt phiên giao dịch tại mức 77,04 USD/thùng và 71,65 USD/thùng, lần lượt giảm 0,14% và 0,17% so với mức giá mở cửa.

Tính chung cả năm 2023, giá dầu thô thế giới đã giảm 10%; trái ngược với đà tăng 10% trong năm 2022 khi cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine nổ ra. Trong năm 2023, giá dầu thô đã đạt đỉnh vào cuối tháng 9 nhờ loạt yếu tố gồm: liên minh OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng khai thác, xung đột quân sự giữa Israel và nhóm Hamas bất ngờ nổ ra, và kỳ vọng chu kỳ nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đi đến giai đoạn kết thúc.

Diễn biến giá dầu thô Brent và giá dầu thô WTI từ đầu tháng 10/2023 đến cuối tháng 12/2023. (Nguồn: Oil Price)

 

Tuy nhiên, trước lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm tốc và xung đột địa chính trị tại Trung Đông chưa thực sự ảnh hưởng đến nguồn cung dầu thô, giá dầu thô đã “hạ nhiệt” đáng kể trong 3 tháng cuối năm 2023, giảm gần 22%.

Theo các đánh giá mới nhất, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đáng rơi vào thế “lưỡng nan” khi thị phần suy yếu và giá dầu thô chịu áp lực giảm trước triển vọng nhu cầu thấp. Trong khi đó, nguồn cung dầu từ các quốc gia ngoài khối OPEC nói riêng, liên minh OPEC+ nói chung, được dự báo sẽ tăng lên trong năm 2024.

Giữa tháng 12/2024, Angola - quốc gia có sản lượng khai thác dầu lớn thứ 2 tại châu Phi - bất ngờ thông báo sẽ rời OPEC từ tháng 1/2024. Sự rời đi của Angola khiến OPEC chỉ còn lại 12 thành viên và sản lượng của nhóm này giảm xuống dưới 27 triệu thùng/ngày, chiếm chưa đến 27% trong tổng nguồn cung dầu toàn cầu là 102 triệu thùng/ngày.

Lần gần nhất thị phần của OPEC giảm xuống 27% là trong đại dịch năm 2020, khi nhu cầu toàn cầu giảm 15-20%. Nhu cầu toàn cầu kể từ đó đã phục hồi lên mức kỷ lục, điều này đồng nghĩa với việc OPEC đã mất thị phần vào tay các đối thủ khác.

Tính đến tháng 11/2023, sản lượng dầu thô của OPEC chiếm 27,4% thị phần dầu thế giới, giảm so với mức 32-33% trong năm 2017 - 2018. Trong giai đoạn này, một số quốc gia, điển hình là Mỹ, đã nhanh chóng vươn lên trở thành những nước xuất khẩu dầu lớn mới và giành thị phần từ OPEC.

Liên minh OPEC+, bao gồm OPEC và 10 quốc gia đồng minh do Nga dẫn đầu, hiện đang cắt giảm sản lượng khoảng 6 triệu thùng/ngày. Về mặt lý thuyết, liên minh này có thể tăng sản lượng để giành thị phần. Tuy nhiên, điều đó có thể đi kèm với việc giá xăng dầu giảm sâu hơn nếu nhu cầu trên toàn cầu không cải thiện.

Số liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) và chính OPEC cho thấy OPEC sẽ có rất ít cơ hội để tăng sản lượng mà vẫn không khiến giá dầu thô giảm quá sâu trong nửa đầu năm 2024.

Một số thành viên OPEC+ hiện cho biết nhóm có thể thực hiện các biện pháp bổ sung nếu cần nhằm giữ giá dầu thô “ổn định”.

Theo dõi giá xăng dầu hàng ngày trên Tạp chí Công Thương tại đây. 

Giá xăng dầu hôm nay 01/01 tại thị trường trong nước

Vào ngày 28/12, giá xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh theo diễn biến của thị trường thế giới.

Tại kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định: Trích lập Quỹ Bình ổn giá đối với dầu maduzt, không trích lập Quỹ Bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng, dầu diesel và dầu hỏa; không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.

Theo đó, giá xăng dầu các loại trên thị trường như sau:

- Xăng E5RON92: không cao hơn 21.186 đồng/lít (giảm 13 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 962 đồng/lít;

- Xăng RON95-III: không cao hơn 22.148 đồng/lít (tăng 3 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành);

- Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 19.788 đồng/lít (tăng 264 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành);

- Dầu hỏa: không cao hơn 20.457 đồng/lít (giảm 37 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành);

- Dầu maduzt 180CST 3.5S: không cao hơn 15.685 đồng/kg (tăng 420 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành).

Đọc thêm

Xem thêm