Thị trường hàng hóa
Vượt mốc 1.900 USD/ounce
Trong phiên giao dịch thứ Năm tại thị trường Mỹ, giá vàng thế giới tăng rất mạnh và vượt mốc 1.900 USD/ounce sau khi lạm phát Mỹ hạ nhiệt. Nhưng liệu kim loại này có thể duy trì đà tăng hay không còn phụ thuộc vào kỳ vọng tăng lãi suất cho cuộc họp tháng 2 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Trong một bước đi lên ấn tượng vào đầu năm, giá vàng đã tăng khoảng 4%, với giá vàng kỳ hạn tháng 2 trên sàn Comex giao dịch lần cuối ở mức 1.902,10 USD/ounce. Nếu so với mức thấp nhất được thiết lập trong tháng 11/2022 (khoảng 1.618 USD/ounce), giá vàng đã tăng lên 280 USD/ounce.
Một trong những động lực chính đằng sau xu hướng tăng là triển vọng vĩ mô, bao gồm lạm phát hạ nhiệt, nền kinh tế chậm lại và sự xoay trục dự kiến của FED.
Để đưa vàng lên 1900/ounce, các nhà giao dịch cần thấy lạm phát bắt đầu giảm xuống một cách có ý nghĩa, đó chính xác là những gì đã xảy ra với số liệu tháng 12. Lạm phát hàng năm trong tháng cuối năm của Mỹ đã giảm xuống 6,5%. Con số này trong tháng 11 lên tới 7,1%. CPI cơ bản hàng năm cũng giảm xuống 5,7% từ 6%.
James Knightley, nhà kinh tế quốc tế trưởng của ING cho biết sau khi đạt đỉnh 9,1%, lạm phát đã liên tục hạ nhiệt. Dữ liệu ba tháng qua là cho thấy một hành trình giảm đáng chú ý.
Giá vàng có thể đạt mốc 5.000 USD/ounce
Theo Michael Lee, Người sáng lập Chiến lược Michael Lee và là nhà giao dịch kỳ cựu với 20 năm kinh nghiệm ở Phố Wall, người trước đây từng là phó chủ tịch tại Morgan Stanley dự báo giá vàng sẽ đạt 5.000 USD/ounce trong đợt tăng giá tiếp theo khi lạm phát tăng và đồng đô la Mỹ suy yếu. Lee nói rằng ông sẽ thêm “15% vàng” vào danh mục đầu tư của mình.
Ông dự đoán: “Chúng ta đang ở đỉnh điểm của một đột phá khi vàng có thể lên tới 5.000 USD. Tôi nghĩ đồng đô la đang tiến gần đến đỉnh. Một khi bạn thấy sự đảo ngược của đồng đô la, một khi vàng vượt trên 2.000 đô la, bạn thực sự có thể thấy nó bắt đầu cất cánh”.
Ông nói thêm rằng: “Xét đến lượng tiền chúng ta in, tôi không hiểu tại sao vàng không vượt quá 4.000 đô la ngay bây giờ”. Điều này cho thấy vai trò của vàng như một công cụ phòng ngừa lạm phát.
Ở mức 5.000 USD/ounce của giá vàng thế giới, giá vàng SJC quy đổi sẽ đạt khoảng 142 triệu đồng/lượng.
FED được tin là sẽ không từ bỏ mục tiêu 2%
Dữ liệu CPI mới nhất của Mỹ cho thấy tỷ lệ lạm phát hàng năm là 6,5% trong tháng 12, giảm từ 7,1% trong tháng 11. FED đã tăng lãi suất thêm 425 điểm cơ bản vào năm ngoái trong nỗ lực ngăn chặn lạm phát cao, đạt mức cao nhất là 9,1% vào tháng Sáu.
Lee gợi ý rằng nếu Fed không kiểm soát được lạm phát, thì nó sẽ “xé nát xã hội”. Đồng thời, Lee cho biết, những người tin vào khả năng xoay trục của FED sẽ vỡ mộng.
Ông nói phân tích trước khi FED trở nên thích nghi và thực sự xoay trục và bắt đầu cắt giảm lãi suất, có rất nhiều điều cần phải xảy ra. Nếu FED cắt giảm quá sớm, hoặc họ đảo ngược hướng đi quá sớm thì sẽ xuất hiện lạm phát kép.
“Chúng ta hãy nghĩ đến sự hủy diệt… Hãy nghĩ xem FED với tư cách là một tổ chức hiện có ít uy tín đến mức nào, và ít đến mức nào họ sẽ có nếu điều đó xảy ra”, Lee tin rằng FED không thể sớm cắt giảm lãi suất vì mục tiêu lạm phát thấp.
Ông tuyên bố rằng Fed sẽ phải “đè bẹp nhu cầu và gây ra suy thoái” để đưa lạm phát xuống mục tiêu 2% và sẽ không chú ý đến xu hướng giảm giá trên thị trường.
Sau khi hưng phấn, vượt mốc 1.900 USD/ounce, giá vàng đã hạ nhiệt và không còn duy trì được mức này trên thị trường châu Á trong phiên giao dịch sáng 13/1. Cả thị trường đang tiếp tục chờ đợi những động thái tiếp theo của FED, để từ đó xác định xu hướng rõ nét hơn cho thị trường kim loại quý.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm