Thị trường hàng hóa
Tại thời điểm khảo sát lúc 5h30 ngày 17/12, giá chênh lệch giữa giá mua vào – bán ra tại một số hệ thống đã rút ngắn khoảng cách xuống khoảng hơn 700.000 đồng/lượng- mức thấp nhất trong nhiều tuần gần đây.
Cụ thể, trên sàn giao dịch của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, vàng SJC đang là 66,10 triệu đồng/lượng mua vào và 66,92 triệu đồng/lượng bán ra.
Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý, thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 66,00 – 66,85 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Giá vàng 9999 được DOJI được niêm yết ở mức 65,95 triệu đồng/lượng mua vào và 66,80 triệu đồng/lượng bán ra.
Giá vàng Vietinbank Gold đang niêm yết ở mức 66,10 triệu đồng/lượng mua vào và 66,90 triệu đồng/lượng bán ra.
Giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 66,06 - 66,89 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá 2 chiều 53,11 - 53,80 triệu đồng/lượng.
Giá vàng cập nhật 5 giờ 30 sáng ngày 17/12:
Theo Kitco, giá vàng thế giới ghi nhận lúc 6h hôm nay theo giờ Việt Nam đứng ở mốc 1.777,2 USD/ounce. Vàng thế giới theo tỷ giá hiện hành tại Vietcombank có giá 50,82 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí).
Giá vàng thế giới đã chịu áp lực giảm mạnh sau khi cuộc họp chính sách cuối cùng trong năm 2022 cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn sẽ tiếp tục tăng lãi suất để đạt được mục tiêu “hạ nhiệt” lạm phát và sẽ giữ mức lãi suất cao trong thời gian dài hơn. Đồng USD phục hồi mạnh mẽ khiến giá quý kim suy yếu.
Các chuyên gia nhận định, trong năm 2023, vàng vẫn sẽ giao dịch ở mức cao hơn nhưng trong ngắn hạn và vào dịp cuối năm như hiện nay, thị trường có thể chứng kiến các đợt giảm giá hoặc chốt lời.
Trong một diễn biến khác, tại các cuộc họp chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Anh vào thứ 5, 2 ngân hàng này đã quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 50 điểm cơ bản. Các ngân hàng trung ương của Thụy Sĩ và Na Uy cũng tăng lãi suất vào thứ 5 nhưng với mức thấp hơn. Vàng được coi là công cụ truyền thống để phòng trừ lạm phát. Tuy nhiên, lãi suất tăng có thể kiềm chế cả lạm phát và giảm sức hấp dẫn của công cụ không trả lãi như vàng.
Theo Bloomberg, lạm phát tăng cao thúc đẩy 'cơn sốt vàng' quay trở lại, xưởng đúc tiền vàng của Áo - một trong những nhà sản xuất vàng thỏi lâu đời nhất và lớn nhất thế giới đang chứng kiến nhu cầu tăng vọt khi người dân đổ xô đi tìm nơi trú ẩn an toàn cho dòng tiền của họ. Cụ thể, xưởng đúc vàng lớn nhất thế giới nhận đơn hàng lớn gấp 3 lần công suất, người dân xếp hàng dài để mua.
Ngân hàng Quốc gia Áo, công ty sở hữu của xưởng đúc tiền vàng cho biết, người dân bắt đầu mua vàng nhiều hơn kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Họ lưu ý rằng nhu cầu vàng trong nửa đầu năm nay thậm chí cao hơn so với nửa đầu năm 2020 bất chấp giá tăng đã cho thấy sự đổ xô đến một tài sản được coi là nơi trú ẩn an toàn. "Cơn sốt vàng" là một hiện tượng toàn cầu đang ghi nhận tại nhiều quốc gia. Giá vàng hiện ở mức khoảng 1.800 USD/ounce, thấp hơn mức đỉnh trên 2.000 USD vào tháng 3 năm nay và tháng 8 năm 2020.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm