Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:00 16/05/2023

Giá vải lai đầu mùa dao động trong khoảng 50.000 - 60.000 đồng/kg

Dù chưa vào chính vụ nhưng tại một số tuyến phố trên địa bàn Hà Nội, vải đầu mùa được bán với giá trung bình khoảng 50.000 - 60.000 đồng/kg.

Tại một cửa hàng bán trái cây trên đường Thanh Nhàn, Hà Nội, vải đầu mùa đã được bày bán. Tuy nhiên, số lượng không nhiều. Chị Thu Nga, chủ cửa hàng cho biết, trái vải đầu mùa được chị buôn tại chợ quê Hưng Yên mang lên Hà Nội để bán. Đây là giống vải lai, quả to, hạt to, vỏ mềm, vị ngọt nhẹ và được trồng tại Hải Dương. Do là vải đầu mùa nên chưa được ngon như vải chính vụ.

Vải đầu mùa được bán với giá 50.000 - 60.000 đồng/kg

“Do đầu mùa giá bán khá cao, khoảng 50.000 - 60.000 đồng/kg nên chúng tôi cũng không dám buôn nhiều. Bán từ sáng đến trưa là hết. Bởi vải để đến hôm sau, vỏ sẽ bị thâm, xuống sắc, sẽ rất khó bán”, chị Thu Nga chia sẻ.

Là người tiêu dùng, chị Cao Thu Cẩm (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, nhìn thấy vải đầu mùa nên mua ăn thử. Vải đầu mùa như thế này là khá ngon, hạt mặc dù hơi to, nhưng không bị chua, vị ngọt nhẹ. Không ngon bằng vải thiều chính vụ nhưng ăn cũng được.

Ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương tại chợ đầu mối phía Nam và các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội thì vải vẫn chưa được bày bán. Vải đầu mùa mới được bán rải rác tại một vài con phố trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, số lượng không nhiều.

Tại Hải Dương, với 3.265 ha vải, năm nay huyện Thanh Hà ước đạt khoảng 40.000 tấn (vải sớm 25.000 tấn, vải chính vụ 15.000 tấn), tương đương vụ vải năm ngoái. Năm 2023, toàn huyện có 45 vùng sản xuất vải đã được cấp 168 mã số xuất khẩu, 45 vùng trồng xuất khẩu Trung Quốc, 40 mã số vùng trồng xuất khẩu Australia, 36 mã số vùng trồng xuất khẩu Nhật Bản, 39 mã số vùng trồng xuất khẩu Hoa Kỳ, 8 mã số vùng trồng xuất khẩu Thái Lan. Bên cạnh các thị trường xuất khẩu cao cấp, vải thiều Thanh Hà được đẩy mạnh tiêu thụ trên mọi miền đất nước.

Còn theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, năm 2023, toàn tỉnh có 29.700 ha vải thiều; trong đó, diện tích cho thu hoạch ước đạt sản lượng trên 180.000 tấn, thời gian thu hoạch dự kiến từ 20/5 - 30/7. Đến thời điểm này, đã có 201 thương nhân Trung Quốc đăng ký nhập cảnh vào Việt Nam và đến Bắc Giang để tham gia giám sát vùng nguyên liệu, ký kết các hợp đồng thu mua, tiêu thụ vải thiều của địa phương này.

Vài ngày trước đó, một số chủ tài khoản Facebook rao bán vải thiều Thanh Hà. Tuy nhiên, theo lãnh đạo địa phương này, Thanh Hà hiện chưa có vải thiều. Vải đang rao bán trên mạng xã hội có thể ở Đắc Lắk, Quảng Ninh hoặc ở một số địa phương khác thường chín trước, nhìn rất giống với vải u trứng Thanh Hà. Vải u trứng trắng Thanh Hà là trà chín sớm nhất nhưng cũng chưa đỏ hết mặt ngoài của vỏ, dự kiến khoảng ngày 19/5 mới cho thu hoạch lác đác, khi chín ăn có vị thơm, ngọt, lúc bóc vỏ không bị ướt tay, cùi dày.

Năm nay, người trồng vải rất vất vả do thời tiết biến đổi thất thường, làm vải rụng khá nhiều. Tuy nhiên, với kinh nghiệm trồng vải lâu năm nên người dân đã sản xuất đúng hướng, bảo đảm các quy trình, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, giữ được sản lượng vải tương đương mùa vụ năm ngoái.

Đọc thêm

Xem thêm